Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Như thế nào là nhà chung cư?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định về nhà chung cư như sau:
Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm:
- Nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở
- Nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
Cháy chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào? (Hình từ Internet)
Cháy nhà chung cư phải gọi điện báo số nào? Có cần nhập mã vùng không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy định số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất:
Số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;
...
Như vậy, khi gọi điện báo cháy phải gọi số 114 là số dịch vụ khẩn cấp ( số dịch vụ gọi Cứu hỏa) thì không cần mã vùng. Cụ thể, khi người dân gọi điện báo cháy, mã vùng sẽ được định vị, hệ thống tổng đài sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến đơn vị địa phương nơi gần nhất.
Tuy nhiên, nếu cuộc gọi phát sinh ngoài khu vực người gọi sinh sống, có nghĩa là gọi hộ bạn bè, người thân ở khu vực khác, thì sẽ phải bấm mã vùng địa phương đó trước rồi mới bấm số điện thoại khẩn cấp.
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định chung cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, chung cư phải đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Đối với nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên:
(1) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(2) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
(3) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(4) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(5) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(6) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Đối với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 5.000 m3:
- Các điều kiện quy định tại các điểm (1), (3) và điểm (4); trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định 50/2024/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Lưu ý: Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định trên phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
(Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng như thế nào? Thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra tài chính đảng được tính từ khi nào?