Cảnh sát cơ động phải đảm bảo phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin?
Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:
- Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an điều động Cảnh sát cơ động trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ.
- Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
+ Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt;
+ Đơn vị Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể;
+ Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt;
+ Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
- Chỉ huy đơn vị Cảnh sát cơ động điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp.
- Việc điều động Cảnh sát cơ động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Cảnh sát cơ động (Hình từ Internet)
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo đó:
“Điều 21. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
1. Nguyên tắc phối hợp được quy định như sau:
a) Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với tình hình thực tế;
b) Bảo đảm sự chủ trì, điều hành tập trung, thống nhất trong công tác chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ; giữ bí mật thông tin về quốc phòng, an ninh và biện pháp nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trong quá trình phối hợp;
c) Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
2. Nội dung phối hợp được quy định như sau:
a) Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;
b) Giải quyết các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin;
c) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự;bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
đ) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng;
e) Trao đổi thông tin, tài liệu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.
3. Cơ chế chỉ huy trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động được quy định như sau:
a) Khi giải quyết vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự do cấp ủy, chính quyền địa phương chủ trì có sự tăng cường lực lượng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp để giải quyết vụ việc và trực tiếp chỉ huy Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khi giải quyết vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự do Bộ Công an chủ trì, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị để tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an triển khai các biện pháp giải quyết vụ việc và trực tiếp chỉ huy Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Khi giải quyết vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự do Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được giao chủ trì, các lực lượng tham gia phối hợp chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.”
Cảnh sát cơ động phải đảm bảo phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin và phải bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?