Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 57/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký và các văn bản lập theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là bản gốc; các văn bản khác là bản sao có chứng thực, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được lập 01 bộ bằng tiếng Việt, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được lập thành 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Việt và 01 bộ bằng tiếng Anh), trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác, trong đó:
a) Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
(iii) Các văn bản khác được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
b) Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản này;
c) Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
d) Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
4. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
5. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh sẽ được lập thành 02 bộ hồ sơ (01 bộ bằng tiếng Việt và 01 bộ bằng tiếng Anh), trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong đó hồ sơ bao gồm những nội dung sau:
- Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
+ Các văn bản khác được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
- Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản này;
- Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ? (Hình từ Internet)
Hợp đồng liên doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 57/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, hợp đồng liên doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật và phải có tối thiểu các nội dung sau đây:
(1) Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh;
(2) Tên, địa chỉ của các bên tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên liên doanh;
(3) Thời hạn hoạt động của liên doanh;
(4) Vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn, mức vốn góp của mỗi bên, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn điều lệ;
(5) Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh;
(6) Số lượng và tỷ lệ thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Ban Giám đốc của các bên trong liên doanh;
(7) Dự kiến số phòng ban và số lượng cán bộ, nhân viên thời gian đầu của mỗi bên (số người mang quốc tịch Việt Nam, số người mang quốc tịch nước ngoài);
(8) Các nguyên tắc về hạch toán, kế toán, báo cáo, lập và sử dụng các quỹ; việc phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh;
(9) Thủ tục giải quyết những tranh chấp giữa các bên phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng liên doanh, thủ tục thanh lý, giải thể, sáp nhập và hợp nhất của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh;
(10) Các điều kiện để sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh;
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện hợp pháp của các bên liên doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng.
Quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Theo đó, quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được pháp luật quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích không?
- Hướng dẫn tính điểm thi đua đối với ban tổ chức các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương theo Quy định 13?
- Khi nào được cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô? Trình tự, hồ sơ cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Nghị định 160?
- Mẫu thư trả lời khiếu nại của khách hàng là người tiêu dùng? Thời hạn thông báo cho người tiêu dùng về việc tiếp nhận khiếu nại là bao lâu?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội?