Ngày 15 tháng 4 là ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động đúng không? Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động?
Ngày 15 tháng 4 là ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động đúng không?
Ngày 15/4/1974, Bộ Công an tổ chức trọng thể Lễ ra mắt lực lượng Cảnh sát bảo vệ (nay là lực lượng Cảnh sát cơ động).
Và cũng theo quy định tại Điều 6 Luật Cảnh sát cơ động 2022 thì ngày 15 tháng 4 hằng năm là ngày truyền thống của Cảnh sát cơ động.
Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022).
Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động là sự kiện quan trọng, thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024), nhiều hoạt động trong khuôn khổ đã được tổ chức như:
- Phổ biến, quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ CAND Đề cương tuyên truyền 50 năm lực lượng CSCĐ;
- Biên soạn, xuất bản cuốn “Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng CSCĐ (1974 – 2024); xuất bản cuốn “Kỷ yếu ảnh lực lượng CSCĐ 50 năm truyền thống vẻ vang”;
- Xây dựng phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh CSCĐ;
- Tổ chức Cuộc thi viết và Trại sáng tác âm nhạc, văn học với chủ đề “CSCĐ – Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống”; Cuộc thi ảnh nghệ thuật và Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “Cảnh sát cơ động - 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”; Hội trại thanh niên và tuyên dương gương Thanh niên CSCĐ tiêu biểu lần thứ III trong toàn lực lượng CSCĐ;
- Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, thăm hỏi các gia đình chính sách, các thương, bệnh binh, cán bộ hưu trí, gia đình cán bộ, chiến sỹ có hoàn cảnh khó khăn vào dịp kỷ niệm…
Ngoài ra, vào dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Cảnh sát cơ động sẽ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tổ chức tại Trường đua F1, Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sáng 14/4.
Nội dung Lễ kỷ niệm dự kiến gồm 2 phần:
Phần 1, báo cáo kết quả huấn luyện gồm: Duyệt đội ngũ, diễu hành phương tiện; biểu diễn võ thuật.
Phần 2, Lễ kỷ niệm, gồm: Diễn văn kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ; đại diện nguyên lãnh đạo lực lượng CSCĐ phát biểu; đại diện thế hệ trẻ phát biểu; tổ chức trao thưởng; lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo; lãnh đạo Bộ Công an phát biểu đáp từ...
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Ngày 15 tháng 4 là ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động đúng không? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm những bộ phận nào?
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 17 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động
1. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
b) Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:
- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
- Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh.
Trong đó, Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh có các trách nhiệm được quy định tại Điều 19 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
- Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Cảnh sát cơ động 2022 thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:
(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
(2) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, kính trọng, lễ phép, tận tụy phục vụ Nhân dân.
(3) Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
(4) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị của Cảnh sát cơ động.
(5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?