Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào? Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu Cảnh sát biển Việt Nam quy định ra sao?

Anh thấy lực lượng cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện trên ti vi với rất nhiều phù hiệu. Cho anh hỏi cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trên đồng phục cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Thế Trung đến từ Phú Yên.

Quy định về cảnh hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 61/2019/NĐ-CP về cảnh hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Cảnh hiệu
1. Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền màu xanh dương, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài cảnh hiệu màu vàng, hai bên cảnh hiệu có cành tùng màu vàng.
2. Cảnh hiệu có bốn loại đường kính khác nhau gồm: 41 mm, 36 mm, 33 mm, 28 mm được dập liền với cành tùng kép màu vàng; ở phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép có chữ CSB màu đỏ. Đối với cảnh hiệu có đường kính 33 mm, chữ CSB màu đỏ nằm trên nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.

Như vậy, cảnh hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam có hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền màu xanh dương, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài cảnh hiệu màu vàng, hai bên cảnh hiệu có cành tùng màu vàng.

Cảnh hiệu có bốn loại đường kính khác nhau gồm: 41 mm, 36 mm, 33 mm, 28 mm được dập liền với cành tùng kép màu vàng; ở phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép có chữ CSB màu đỏ.

Đối với cảnh hiệu có đường kính 33 mm, chữ CSB màu đỏ nằm trên nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.

Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về cấp hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam ra sao?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 61/2019/NĐ-CP về cấp hiệu trên đồng phục Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Cấp hiệu
Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam mang trên vai áo. Cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: Nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan - binh sĩ).
1. Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
b) Nền cấp hiệu màu xanh dương; nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu;
c) Đường viền cấp hiệu màu vàng;
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa), cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có hai gạch ngang, cấp úy có một gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
Đại úy, Đại tá: 04 sao.
2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có một đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
b) Nền cấp hiệu màu xanh dương;
c) Đường viền cấp hiệu màu vàng;
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V màu vàng. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa, số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
4. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật Cảnh sát biển Việt Nam
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc;
b) Nền cấp hiệu màu xanh dương;
c) Đường viền cấp hiệu màu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền cấp hiệu rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền cấp hiệu rộng 3 mm;
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa.

Như vậy, cấu tạo cơ bản của cấp hiệu gồm: Nền, đường viền, cúc cấp hiệu, sao và gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan - binh sĩ).

Tùy theo từng đơn vị Cảnh sát biển mà cấp hiệu cũng sẽ có đôi chút khác nhau.

Phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 61/2019/NĐ-CP về phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Phù hiệu
1. Nền, hình phù hiệu được mang trên ve cổ áo
a) Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, trên nền phù hiệu có hình phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam màu vàng; nền phù hiệu cấp tướng có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh;
b) Hình phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam màu vàng, hình khiên, có hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo, phía dưới có hình bông lúa màu vàng, phía trên có hình ngôi sao năm cánh màu vàng.
2. Cành tùng màu vàng mang hên ve cổ áo lễ phục và hai bên cảnh hiệu
a) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;
b) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.

Như vậy, phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

- Nền, hình phù hiệu được mang trên ve cổ áo

+ Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, trên nền phù hiệu có hình phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam màu vàng; nền phù hiệu cấp tướng có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh

+ Hình phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam màu vàng, hình khiên, có hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo, phía dưới có hình bông lúa màu vàng, phía trên có hình ngôi sao năm cánh màu vàng.

- Cành tùng màu vàng mang hên ve cổ áo lễ phục và hai bên cảnh hiệu

+ Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;

+ Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.

Biểu tượng, biển tên và lô gô Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 14, 15 và Điều 16 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 14. Biểu tượng
Biểu tượng Cảnh sát biển Việt Nam được đeo trên ngực, có hình cánh sóng, ở giữa có hình khiên, nền xanh nước biển viền vàng, có hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo màu vàng, hai bên hình cánh sóng màu xanh tím than.
Điều 15. Biển tên
Biển tên của Cảnh sát biển Việt Nam được đeo trên ngực, có hình chữ nhật, kích thước 2x8 cm, nền xanh đậm, viền vàng, góc phía trên bên phải có hình lá cờ đỏ sao vàng, chính giữa biển tên là họ và tên được in chìm màu trắng.
Điều 16. Lô gô
Lô gô Cảnh sát biển Việt Nam có hình khiên trên nền xanh đậm, ngoài viền đỏ, trong viền vàng; ở giữa có hình khiên nhỏ viền đỏ, hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo; phía dưới phù hiệu có hình bông lúa màu vàng; phía trên có hình ngôi sao năm cánh màu vàng, ngay dưới ngôi sao là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, kế liền phía dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD; phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.

Như vậy, biểu tượng, biển tên và lô gô Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như trên.

Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu Cảnh sát biển Việt Nam quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định về phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam mang trên ve cổ áo cảnh phục dã chiến có cấu tạo cơ bản gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch.
1. Cấp tướng: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh màu vàng. Số lượng sao:
Thiếu tướng: 01 sao;
Trung tướng: 02 sao.
2. Sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh, gạch dọc màu vàng, số lượng sao như trên cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định này; số lượng gạch: Cấp tá có hai gạch dọc, cấp úy có một gạch dọc.
3. Quân nhân chuyên nghiệp: Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân nhân chuyên nghiệp như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ
a) Hạ sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh màu vàng và một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm. số lượng sao:
Hạ sĩ: 01 sao;
Trung sĩ: 02 sao;
Thượng sĩ: 03 sao.
b) Binh sĩ: Nền hình phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu và sao năm cánh màu vàng, số lượng sao:
Binh nhì: 01 sao;
Binh nhất: 02 sao.
5. Học viên
a) Học viên là sĩ quan: Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của học viên là sĩ quan như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Học viên đào tạo sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, có một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 5 mm, không có sao;
c) Học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, có một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm, không có sao.

Như vậy, phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam mang trên ve cổ áo cảnh phục dã chiến có cấu tạo cơ bản gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch.

Cảnh sát biển Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,137 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào