Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
- Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
- Việc xác minh trong trường hợp tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp được thực hiện thông qua những biện pháp nào?
- Việc xác minh tình tiết của vụ việc có tính chất phức tạp phải thể hiện bằng hình thức gì?
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Nội dung xác minh khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Xác minh đối với vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng khi chưa có dấu hiệu của tội phạm
1. Sau khi lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp nhận vụ việc từ cơ quan khác, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức xác minh, kết luận vụ việc.
2. Nội dung xác minh:
a) Hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
đ) Giấy tờ, tang vật, tàu thuyền vi phạm hành chính;
e) Tình tiết khác để xem xét, quyết định xử phạt;
g) Trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về kết quả xác định đó;
h) Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam phải khẩn trương xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức xác minh, kết luận vụ việc.
Nội dung xác minh bao gồm:
(1) Hành vi vi phạm pháp luật;
(2) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
(3) Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
(4) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
(5) Giấy tờ, tang vật, tàu thuyền vi phạm hành chính;
(6) Tình tiết khác để xem xét, quyết định xử phạt;
Lưu ý: Trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về kết quả xác định đó.
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc xác minh trong trường hợp tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp được thực hiện thông qua những biện pháp nào?
Biện pháp xác minh vụ việc có tính chất phức tạp được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Xác minh đối với vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng khi chưa có dấu hiệu của tội phạm
...
3. Biện pháp xác minh:
a) Lấy lời khai của cá nhân vi phạm, đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm, người bị hại, người chứng kiến, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
b) Nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng công cụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm, ghi hình thì phải thông báo cho đương sự;
Sau khi ghi âm, ghi hình xong phải mở cho những người có mặt cùng nghe, xem lại, sau đó tiến hành niêm phong thiết bị lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình, đồng thời phải được thể hiện trong biên bản và có sự xác nhận của những người liên quan;
c) Khi cần thiết, có thể tiến hành xác minh mở rộng vụ việc vi phạm;
d) Làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan bằng hình thức gửi văn bản xin ý kiến hoặc cử cán bộ đến làm việc trực tiếp;
Cán bộ được giao nhiệm vụ làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có giấy giới thiệu của người có thẩm quyền ký và phải lập biên bản làm việc;
Nội dung biên bản làm việc ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung làm việc và thống kê cụ thể, đầy đủ các tài liệu có liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (nếu có);
đ) Trưng cầu giám định tài liệu, mẫu tang vật, phương tiện trong trường hợp cần thiết và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định;
e) Đề nghị các cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ, chứng từ hoặc trả lời những vấn đề còn nghi vấn liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm;
g) Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc vi phạm;
h) Biện pháp xác minh khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, việc xác minh trong trường hợp tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp được người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:
(1) Lấy lời khai của cá nhân vi phạm, đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm, người bị hại, người chứng kiến, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
(2) Làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan bằng hình thức gửi văn bản xin ý kiến hoặc cử cán bộ đến làm việc trực tiếp;
(3) Trưng cầu giám định tài liệu, mẫu tang vật, phương tiện trong trường hợp cần thiết và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định;
(4) Đề nghị các cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ, chứng từ hoặc trả lời những vấn đề còn nghi vấn liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm;
(5) Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc vi phạm;
(6) Biện pháp xác minh khác theo quy định của pháp luật.
Việc xác minh tình tiết của vụ việc có tính chất phức tạp phải thể hiện bằng hình thức gì?
Việc xác minh tình tiết của vụ việc được quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Xác minh đối với vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng khi chưa có dấu hiệu của tội phạm
...
4. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định, việc xác minh tình tiết của vụ việc có tính chất phức tạp phải thể hiện bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?