Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
- Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam thuộc về cơ quan nào?
- Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với nhau dựa trên những nguyên tắc gì?
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 về nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như sau;
Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo đó, nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung sau:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam.
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam không thuộc về riêng của cơ quan nào. Mà cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam được xác định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với nhau dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 thì cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với nhau dựa trên những nguyên tắc sau:
- Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
- Cảnh sát biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp phối hợp để giải quyết kịp thời các vụ việc và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
- Bảo đảm sự chủ trì, điều hành tập trung, thống nhất, giữ bí mật thông tin về quốc phòng, an ninh và biện pháp nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trong quá trình phối hợp.
- Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
- Trên cùng một vùng biển, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?