Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính bao gồm những việc nào?
- Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính bao gồm những việc nào?
- Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính thông qua hình thức nào?
- Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc nào?
- Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính thông qua hình thức nào?
Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính bao gồm những việc nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra
1. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
2. Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Theo đó, cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính bao gồm những việc sau:
- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.
- Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan.
- Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan.
- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức trong cơ quan.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
Kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính
(Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính thông qua hình thức nào?
Tại Điều 12 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hình thức giám sát, kiểm tra
Cơ quan, đơn vị tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra thông qua ba hình thức giám sát, kiểm tra sau đây:
1. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị.
2. Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ quan, đơn vị.
3. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, cơ quan hành chính tổ chức để cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra thực hiện dân chủ thông qua ba hình thức giám sát, kiểm tra sau đây:
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan.
- Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ quan.
- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan.
Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc sau:
- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan.
- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.
- Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan.
- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức.
- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức.
- Các nội quy, quy chế của cơ quan.
Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính thông qua hình thức nào?
Tại Điều 10 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, đơn vị áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.
Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan hành chính áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:
- Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan.
- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan
- Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?