Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
Dưới đây là thông tin về địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái và Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái:
Căn cứ theo Mục 1 PHẦN IV Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2024 Tải về Yên Bái có nêu về địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái và Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như sau:
- Thời gian: Vào 00h00' ngày 29/01/2025 (Tức thời khắc giao thừa đón chào xuân Ất Tỵ). - Địa điểm: Tại 07 điểm, gồm: + Thành phố Yên Bái (02 điểm): Khu vực trung tâm km5 và khu vực Công viên Yên Hòa. + Thị xã Nghĩa Lộ (01 điểm): Khu di tích lịch sử - văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ. + Huyện Trấn Yên (01 điểm): Khu vực Công viên Đầm Vối, thị trấn Cổ Phúc. + Huyện Văn Yên (01 điểm): Khu đô thị mới Evergreen, thị trấn Mậu A. + Huyện Lục Yên (01 điểm): Khu vực trung tâm thị trấn Yên Thế. + Huyện Yên Bình (01 điểm): Khu vực vườn hoa trung tâm huyện Yên Bình. |
- Đơn vị thực hiện: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các địa phương: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, các huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình và các cơ quan có liên quan.
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Năm 2025, người lao động được nghỉ lễ, tết vào những ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, năm 2024 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh.
Người sử dụng lao động không trả lương ngày Tết Nguyên đán cho nhân viên thử việc bị xử phạt ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người sử dụng lao động không trả lương ngày Tết Nguyên đán cho nhân viên thử việc như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Cạnh đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi không trả lương ngày Tết Nguyên đán cho nhân viên thử việc sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt này đối với người sử dụng lao động là cá nhân và gấp 02 lần đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng 5 đến 7 câu ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?
- Xuất hành là gì? Ngày xuất hành đầu năm đẹp? Hướng xuất hành đầu năm? Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải là lễ lớn?
- Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế là gì? Gồm những loại xe nào?
- Mẫu cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
- Tải về Mẫu biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình? Tải mẫu?