Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?

Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ cơ động là bao lâu? Dân quân tự vệ được quản lý như thế nào?

Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?

Căn cứ theo Mục 4 Phần II tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động như sau:

Theo đó, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển được cấp phát năm đầu 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm, 1 mũ cứng, 01 mũ mềm, 02 bộ quần áo chiến sĩ, 01 dây lưng, 02 đôi bít tất, 1 đôi giầy vải cao cổ, 01 áo đi mưa.

Niên hạn cấp phát những năm tiếp theo của tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển như sau:

TT

Tên trang phục

Đơn vị tính

Số lượng

Niên hạn

1

Sao mũ cứng

Cái

01

02 năm

2

Sao mũ mềm

Cái

01

02 năm

3

Mũ cứng

Cái

01

02 năm

4

Mũ mềm

Cái

01

02 năm

5

Quần áo chiến sĩ (4)

Bộ

01

01 năm

6

Dây lưng

Cái

01

02 năm

7

Bít tất

Đôi

02

01 năm

8

Giày vải cao cổ

Đôi

01

01 năm

9

Áo đi mưa chiến sĩ

Cái

01

03 năm

Lưu ý:

(4) - Bộ quần áo đông chiến sĩ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong.

- Bộ quần áo hè chiến sĩ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè.

Tải về Phụ lục trang phục của Dân quân tự vệ tại đây. Tải về

Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?

Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72? (Hình từ Internet)

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ cơ động là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:

Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với công dân tham gia Dân quân tự vệ cơ động thì thời gian thực hiện nghĩa vụ là 04 năm.

Dân quân tự vệ được quản lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:

Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ
1. Việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Trường hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
c) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
2. Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;
b) Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
c) Chính phủ quy định phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ.

Theo đó, việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:

- Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;

- Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;

Dân quân tự vệ cơ động Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Dân quân tự vệ cơ động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?
Pháp luật
Dân quân tự vệ cơ động có thuộc đối tượng được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ cơ động
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ cơ động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân quân tự vệ cơ động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào