Cách tính lương làm thêm giờ của nhà giáo ra sao? Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là bao nhiêu?

Xin Chào Thư Viên Pháp Luật cho tôi hỏi rằng hiện nay cơ sở nào để tính giờ làm việc trên 1 tuần của giáo viên dạy ở trường cao đẳng nghề vậy? Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là bao nhiêu vậy? Xin cảm ơn!

Quy định tính lương làm thêm giờ của nhà giáo ra sao?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được quy định tại như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh: 42 tuần;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 02 tuần;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 02 tuần;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 02 tuần được giảm giờ giảng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 6 tuần; của công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo, quản lý học viên, học sinh có tham gia giảng dạy được nêu tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này là 5 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ.

Nhà giáo làm thêm giờ thì lương tính ra sao?

Nhà giáo làm thêm giờ thì lương tính ra sao?

Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là bao nhiêu?

Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2023) như sau:

Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
d) Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.

Như vậy, theo quy định trên thì định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.

Trước đây, định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH như sau:

Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Giám đốc: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó giám đốc: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tổ trưởng hoặc tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng hoặc tổ phó hoặc tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh: 80 giờ chuẩn/năm.

Như vậy, theo quy định trên thì định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDDT-BNV-BTC quy định về cách tính tiền lương dạy thêm giờ như sau:

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ
1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:
a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
c) Tiền lương 01 giờ dạy:
- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:
Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học : Định mức giờ dạy/năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ) : 52 tuần)
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
- Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học : Định mức giờ dạy/năm) x (22,5 tuần : 52 tuần)
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm)."

Như vậy, bạn lưu ý rằng chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Cơ sở giáo dục công lập quy định căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ, theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

Lê Đình Khôi

Nhà giáo
Lương làm thêm giờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà giáo và giáo viên, giảng viên có gì khác nhau? Nhà giáo có được nghỉ hè không? Thời gian nghỉ hè tối đa của Nhà giáo là bao lâu?
Pháp luật
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định như thế nào? Đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì nhà nước có đãi ngộ như thế nào?
Pháp luật
Cách tính lương làm thêm giờ của nhà giáo ra sao? Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là bao nhiêu?
Pháp luật
Giáo viên dạy lớp 2 có trẻ khuyết tật trong trường phổ thông dân tộc bán trú có thuộc đối tượng được phụ cấp không?
Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường cao đẳng công lập quy định thế nào?
Pháp luật
Bằng Cao Đẳng Chuyên nghiệp có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng không?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Thời gian nghỉ hè của nhà giáo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian làm việc ở Sở Giáo dục và Đào tạo có được dùng để tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo hay không?
Pháp luật
Nhà giáo đang giảng dạy bộ môn sư phạm thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi thì mức phụ cấp là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà giáo
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo Lương làm thêm giờ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào