Phó Chủ tịch UBND cấp xã có phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm không? Việc tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện như thế nào?
Kê khai tài sản hằng năm phải được thực hiện vào thời điểm nào?
Tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
....
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Như vậy, kê khai tài sản hằng năm phải được thực hiện như sau:
- Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
- Người không thuộc quy định trên làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Phó Chủ tịch UBND cấp xã có phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm không? (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch UBND cấp xã có phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định:
- Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
+ Chấp hành viên;
+ Điều tra viên;
+ Kế toán viên;
+ Kiểm lâm viên;
+ Kiểm sát viên;
+ Kiểm soát viên ngân hàng;
+ Kiểm soát viên thị trường;
+ Kiểm toán viên;
+ Kiểm tra viên của Đảng;
+ Kiểm tra viên hải quan;
+ Kiểm tra viên thuế;
+ Thanh tra viên;
+ Thẩm phán.
- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022 về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì Bộ Chính trị chia ra làm 11 cấp, cụ thể:
I. Lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước
II. Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
III. Các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị quản lý
IV. Các chức danh diện Ban Bí thư quản lý
V. Tổng cục trưởng và tương đương
VI. Phó Tổng cục trưởng và tương đương
VII. Vụ trưởng và tương đương
VIII. Phó vụ trưởng và tương đương
IX. Trưởng phòng và tương đương
X. Phó trưởng phòng và tương đương
XI. Cán bộ xã, phường, thị trấn
Trong đó, Cấp XI - Cán bộ xã, phường, thị trấn gồm:
- Bí thư Đảng ủy: Tương đương chức vụ trưởng phòng, ban, cơ quan trực thuộc huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phó bí thư đảng ủy; chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Tương đương chức vụ phó trưởng phòng, ban, cơ quan trực thuộc huyện ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, Phó chủ tịch UBND cấp xã không thuộc danh mục những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên nên không thuộc đối tượng phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm.
Việc tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
+ Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
+ Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
+ Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
- Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho Dân quân tự vệ?
- Ngôn ngữ thô tục ở phim 18+ được miêu tả ở mức độ nào? Ngôn ngữ thô tục có phải là tiêu chí phân loại phim 18+?
- Thủ tục Cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra sao?
- Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 2025? Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ gì?