Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
- Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
- Hồ sơ thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài ra sao?
- Phạm vi, quy mô, tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo như thế nào?
Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 11 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về trình tự, cách thức thực hiện thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài ở trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến cho các bên đề nghị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và thông báo kết quả bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến cho các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
(2) Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài ra sao?
Căn cứ tiểu mục 11 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài ở trung ương như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục Nghị định 124/2024/NĐ-CP;
+ Thỏa thuận (hợp đồng) giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài,
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết,
+ Đề án tổ chức để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về đảm bảo chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức thi, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Phạm vi, quy mô, tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi, quy mô, tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo như sau:
(1) Phạm vi liên kết đào tạo.
- Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 86/2018/NĐ-CP chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;
- Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 86/2018/NĐ-CP chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
(2) Quy mô đào tạo của liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục.
Trường hợp có chung các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo phải được tính trong tổng quy mô tuyển sinh hằng năm của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định 86/2018/NĐ-CP phê duyệt.
(3) Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài tương ứng với điều kiện tiếp nhận vào học quy định ở nước sở tại nơi cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;
- Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
- Trình độ ngoại ngữ: Đối tượng tuyển sinh trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ít nhất phải có trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, đối với đối tượng tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài thì yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài;
- Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp học viên đạt trình độ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định 86/2018/NĐ-CP trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
(4) Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài phải giảng dạy bằng ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 2025? Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ gì?
- Phạm vi, đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP như thế nào? Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định gì?
- Hãy kể về 1 kỷ niệm sâu sắc trong lòng em hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Mùng 7 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ vào mùng 7 Tết được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?