Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT 2024 công bố thủ tục hành chính giáo dục đào tạo với nước ngoài

Số hiệu: 3278/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 31/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ ngày 20/11/2024

Ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ ngày 20/11/2024

Theo đó, căn cứ tiểu mục 7 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ ngày 20/11/2024 như sau:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 06 tại Phụ lục Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

+ Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên liên kết đối với nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác.

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

+ Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

+ Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

+ Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, mục tiêu liên kết; giới thiệu các bên liên kết, nội dung liên kết, ngành và trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giảng viên dự kiến kèm theo lý lịch khoa học; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài, chứng chỉ nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.

Trường hợp, cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện chương trình liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thì trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Nội dung về bảo đảm chất lượng giáo dục trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài phải mô tả rõ về: Cơ sở vật chất, thiết bị, cổng thông tin điện tử, hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet, hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập, học liệu điện tử phục vụ cho hoạt động tổ chức, quản lý liên kết đào tạo trực tuyến; việc đáp ứng đầy đủ các quy định đối với giảng viên tham gia thực hiện chương trình liên kết; quy định về bảo đảm chất lượng để người học tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam được nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp so sánh được với văn bằng cấp cho người học tốt nghiệp tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài.

+ Nội dung về quyền lợi của người học và người lao động phải được quy định rõ về phương án xử lý rủi ro khi thực hiện chương trình liên kết đào tạo, đặc biệt là khi chương trình bị gián đoạn hoặc kết thúc trước thời hạn trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài và thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Xem chi tiết tại Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3278/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2024.

Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 2563/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2018 về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính lĩnh vực đào tạo với nước ngoài theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đã được công bố tại Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục HTQT, VP (KSTTHC).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3278/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

2.000451

Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

2.000680

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

1.001501

Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cở sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

2.000545

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5

2.000307

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6

2.000466

Giải thể cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

2.000562

Phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ- CP; Thông tư số 38/2020/TT- BGDĐT

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

8

1.001127

Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

9

2.000683

Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề nghị của các bên liên kết

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

10

2.000462

Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

11

2.000729

Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

12

2.000691

Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

13

2.000688

Chấm dứt, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

14

2.000478

Cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

15

2.000486

Cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

16

2.000471

Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

17

2.000681

Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

1.001492

Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

1.001499

Phê duyệt liên kết giáo dục

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

1.001497

Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết giáo dục

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

1.001496

Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

1.000939

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

6

1.000716

Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

7

1.006446

Cho phép hoạt động giáo dục đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

8

1.000718

Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với: cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

9

1.001495

Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

10

1.001493

Chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 124/2024/NĐ-CP

Giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cho phép thành lập, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài để biết và bổ sung hồ sơ.

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mẫu số 18 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

e) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

g) Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.

h) Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

1.8. Lệ phí:

Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mẫu số 18 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

- Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài theo mẫu số 53 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP;

- Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo mẫu số 54 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

- Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu số 55 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Có tư cách pháp nhân.

b) Có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm tại nước sở tại đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục.

c) Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.

d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hợp pháp và bảo đảm trật tự, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 18

……….…(1)…………
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

……………………(1)……………………..

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………….(2).........................

Được thành lập theo: ………………………..(3).........................................

Có trụ sở tại: .................................................................................................

Điện thoại: …………………………Fax:.....................................................

E-mail: …………………………..Website:..................................................

Lĩnh vực hoạt động chính:........................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Xin phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục tại Việt Nam với nội dung sau:

1. Tên Văn phòng đại diện:

Tên tiếng Việt: …………………………(4)............................................

Tên tiếng nước ngoài: .............................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ...................................................................................

2. Địa chỉ đặt trụ sở Văn phòng đại diện: ....................................

.......................................................................................................................

3. Trưởng Văn phòng đại diện:

Họ và tên: ………………………………..(5)………………….. Giới tính
(Nam, nữ): .............

Sinh ngày ……. tháng …… năm …… Quốc tịch: ............................

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam: ……………… (6) ...................................

.......................................................................................................................

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: .............................................

Do: ……………… cấp ngày … tháng … năm …. tại: ................................

4. Nội dung hoạt động: ................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

5. Thời hạn hoạt động: .........................................................................

.......................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn xin phép và Hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện giáo dục của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Đại diện theo pháp luật của tổ chức,
cơ sở giáo dục nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

(2) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành;

(4) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(5) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(6) Ghi rõ địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc sẽ đến thường trú tại Việt Nam.

Mẫu số 53. Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BÁO CÁO

Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………...................................

Được thành lập theo: ………………………..(2)........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:...........................................................

E-mail: ……………………..Website:........................................................

Thời gian thành lập tại nước sở tại: ..............................................................

Loại hình tổ chức, cơ sở giáo dục (công lập/tư thục): ..................................

Lĩnh vực hoạt động chính: ..........................................................................

Cơ quan cấp phép kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục: Thời điểm cấp phép kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục:...................

Đã được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm: (có/không) ........................

Trình độ và hình thức đào tạo của cơ sở giáo dục: (3)...................................

Số lượng người học: ...................................................................................

Số lượng người dạy: ....................................................................................

Xếp hạng cơ sở giáo dục (nếu có): ..............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện giáo dục của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, tiếng Anh và tiếng Việt, ghi bằng chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành;

(3) Trình độ: cao đẳng/đại học/sau đại học/cấp chứng chỉ…; hình thức: trực tiếp/trực tuyến/trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Mẫu số 54. Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

….…(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .......

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ……............................................

Được thành lập theo: …………...…………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ...............................................................................................

Điện thoại: ………………………Fax:.......................................................

E-mail: ………………………..Website:....................................................

1. Mục tiêu hoạt động: .................................................................................

2. Nội dung hoạt động: ................................................................................

3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự: Vị trí quản lý:

Trưởng Văn phòng đại diện: ........................................................................

Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Văn phòng đại diện: .......................

Đội ngũ nhân viên:

+ Người Việt Nam: ………………………………………………………..

+ Người nước ngoài: …………………………………..…………………

Trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên: ....................................................

4. Tài chính:

+ Tiền lương và các khoản trợ cấp: ..............................................................

+ Chi phí hoạt động của Văn phòng đại diện: ..............................................

5. Cơ chế báo cáo hàng năm về tình hình hoạt động với các cơ quan có liên quan:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố.

6. Phương án dự phòng khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện:

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện giáo dục của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm (nếu có):

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

Mẫu số 55. Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

GIỚI THIỆU NHÂN SỰ LÀM TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………..............................

Được thành lập theo: ……………………(2)….........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ………………………Fax:.......................................................

E-mail: ………………………..Website:....................................................

………................... giới thiệu nhân sự làm Trưởng Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu như sau:

1. Thông tin nhân sự làm Trưởng Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam:

Họ và tên: …………..(3)………………….. Giới tính (Nam, nữ): .............

Sinh ngày ……….. tháng …… năm ……… Quốc tịch: ..............................

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam: …………………… (4) ...........................

.............................................................................................................................

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: .............................................................

Do: ……… cấp ngày …… tháng …… năm ……. tại: .............................

2. Lý lịch cá nhân của người được giới thiệu:

Trình độ chuyên môn: ..........................................

Kinh nghiệm làm việc: ..........................................

Lý lịch tư pháp hoặc sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (bản đính kèm)

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện giáo dục của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành;

(3) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(4) Ghi rõ địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc sẽ đến thường trú tại Việt Nam.

2. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định cho phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài gửi hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định cho phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cấp có thẩm quyền xem xét, xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan, cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài. Trường hợp không cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ nội dung, lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

b) Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp đã đăng ký hoạt động). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác, chia sẻ được dữ liệu của địa phương hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp 02 thành phần hồ sơ này.

d) Báo cáo chi tiết hoạt động của văn phòng đại diện.

2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

2.8. Lệ phí:

Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mẫu số 58 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

- Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;

- Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

- Hết thời hạn hoạt động quy định trong quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

b) Việc gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi quyết định cho phép thành lập hết thời hạn.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 58. Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

………(1)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định cho phép thành lập
văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên Tổ chức/cơ sở giáo dục nước ngoài: …..(1)………

Tên Văn phòng đại diện …(1) tại Việt Nam:

- Được thành lập theo Quyết định số…(2…) và hoạt động theo Quyết định số …(3)…

- Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện:….

- Trưởng đại diện:……

Đề nghị sửa đổi/bổ sung/gia hạn Quyết định thành lập Văn phòng đại diện …(1)….với các nội dung như sau:

1. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Quyết định cũ:

2. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Quyết định mới:

3. Thời gian gia hạn:……..

4. Lý do của việc sửa đổi, bổ sung:

5. Các văn bản, tài liệu, minh chứng liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung:

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC.CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- Nếu là đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung: Bỏ mục 3;

- Nếu là đơn đề nghị gia hạn: Bỏ mục 1 và 2;

(1) Tên Tổ chức/ cơ sở giáo dục nước ngoài;

(2) Ghi đầy đủ số, ngày ban hành Quyết định thành lập, Quyết định gia hạn (nếu có);

(3) Ghi đầy đủ số, ngày ban hành Quyết định cho phép hoạt động, Quyết định gia hạn (nếu có);

(4) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng nội dung đề nghị bổ sung, điều chỉnh.

3. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài gửi hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

c) Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định cho phép văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.

Quyết định chấm dứt phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

3.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;

b) Phương án chấm dứt hoạt động trong đó nêu rõ các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động và phương án giải quyết tài chính, tài sản.

3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

3.8. Lệ phí:

Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo mẫu số 56 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Phương án chấm dứt hoạt động theo mẫu số 57 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 56. Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Văn phòng đại diện ….(1):

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Trưởng đại diện: ..........................................................................................

Đã được thành lập theo Quyết định số:… (2)…và hoạt động theo Quyết định số: ...(3)...

Đề nghị được chấm dứt hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày …tháng .. năm…

Lý do chấm dứt:..........................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức/sở giáo dục nước ngoài;

(2) Quyết định cho phép thành lập/ Quyết định gia hạn cho phép thành lập; (3) Quyết định cho phép hoạt động/ Quyết định gia hạn cho phép hoạt động;

Mẫu số 57. Phương án chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

PHƯƠNG ÁN

chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên văn phòng đại diện tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài:

Được thành lập theo: ………………………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:..........................................................

báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động:

.............................................................................................................................

2. Phương án giải quyết tài chính, tài sản:...................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ số và ngày của Quyết định thành lập.

4. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Bộ GDĐT, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

d) Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GDĐT lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

b) Đề án thành lập cơ sở giáo, trong đó xác định rõ: tên gọi của cơ sở giáo dục, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với quy định tại các Điều 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác, chia sẻ được dữ liệu của địa phương thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này.

d) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

4.8. Lệ phí:

Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

4.10.1. Năng lực tài chính:

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

b) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

c) Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 , 4 và 5a Điều này. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

4.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

4.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

b) Bảo đảm ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của chương trình giáo dục;

c) Bảo đảm về diện tích, trang thiết bị của văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình giáo dục;

d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

4.10.2.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp;

d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ- CP.

4.10.2.3. Thuê cơ sở vật chất:

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

4.10.3. Chương trình giáo dục:

4.10.3.1. Chương trình giáo dục nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại; được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Chương trình giáo dục nước ngoài giảng dạy cho học sinh người Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam và đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

4.10.3.2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

4.10.3.3. Thực hiện môn học, nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

4.10.4.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:

- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.

Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:

- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;

- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 - 12 trẻ em/giáo viên.

4.10.4.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;

b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 13. Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)……

Tên nhà đầu tư: …………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....Xin phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ..................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng:.............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………(4).........................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:

.............................................................................................................................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................

8. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục xin phép thành lập.

Mẫu số 14. Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thành lập ………… (tên cơ sở giáo dục)

(Mẫu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

5. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

5.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo .

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Bộ GDĐT, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GDĐT lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở giáo dục đã được cấp giấy phép đầu tư và hoạt động trước khi Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa được cấp Quyết định cho phép thành lập và Quyết định cho phép hoạt động, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành lập, hoạt động và các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP thì trong thời gian 01 năm kể từ ngày Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực, nhà đầu tư phải lựa chọn loại hình theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP , hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép thành lập; Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Quyết định cho phép hoạt động.

- Đối với những cơ sở giáo dục đã được cấp giấy phép đầu tư và hoạt động trước khi Nghị định Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành lập, hoạt động và các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP , nhà đầu tư phải hoàn thành các thủ tục liên quan đến đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thủ tục cho phép thành lập và thủ tục cho phép hoạt động theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

Trong thời gian 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì phải dừng tuyển sinh.

Trong thời gian 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cấp Quyết định cho phép thành lập và Quyết định cho phép hoạt động thì phải chấm dứt hoạt động và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

5.3.1. Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác, chia sẻ được dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này;

c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ: tên gọi của cơ sở giáo dục, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với quy định tại các Điều 36,37,38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu của địa phương hoặc của cơ quan nhà nước thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này.

đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

g) Đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam phải bổ sung thông tin về vị trí xếp hạng thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới, văn bản kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài xin thành lập phân hiệu còn hiệu lực hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép đào tạo và cấp văn bằng.

- Trường hợp cơ sở giáo dục đã được cấp giấy phép đầu tư và hoạt động trước khi Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa được cấp Quyết định cho phép thành lập và Quyết định cho phép hoạt động, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành lập, hoạt động và các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định này thì trong thời gian 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nhà đầu tư phải lựa chọn loại hình theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định này, hoàn thiện hồ sơ với thành phần như sau:

a) Công văn đề nghị (theo Mẫu số 48 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP);

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất hoặc cho thuê cơ sở vật chất;

d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục;

đ) Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Sau thời hạn 04 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ.

5.8. Lệ phí:

Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

c) Công văn đề nghị theo Mẫu số 48 tại Phụ lục Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

5.10.1. Năng lực của nhà đầu tư

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

b) Đối với các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

c) Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 250 tỷ đồng

d) Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục đại học được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới của một trong ba năm gần nhất

5.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

5.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn mức quy định về diện đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm hoạt động; diện tích đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn mức quy định về diện đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm hoạt động;

b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

g) Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

5.10.2.2. Thuê cơ sở vật chất:

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

5.10.3. Chương trình giáo dục:

5.10.3.1. Chương trình giáo dục nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại; được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Chương trình giáo dục nước ngoài giảng dạy cho học sinh người Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam và đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

5.10.3.2. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.

5.10.3.3 Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chỉ được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu.

5.10.3.4. Thực hiện môn học, nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

5.10.4.1 Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;

b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh;

c) Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo;

d) Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

đ) Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

5.10.4.2 Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam:

a) Giảng viên phải có trình độ theo quy định của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu nhưng không được thấp hơn chuẩn quy định của Việt Nam;

b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên, số lượng giảng viên theo quy định của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 13. Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)……

Tên nhà đầu tư: …………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....Xin phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ..................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng:.............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………(4).........................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:

.............................................................................................................................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................

8. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục xin phép thành lập.

Mẫu số 14. Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thành lập ………… (tên cơ sở giáo dục)

(Mẫu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

Mẫu số 48. Đơn đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 3 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày…. tháng… năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Bổ sung hồ sơ

Kính gửi: ……(1)………

Tên nhà đầu tư: ………………….……………….(2)...............................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép bổ sung hồ sơ thành lập/hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………..………………(4)......................................

6. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

7. Danh mục hồ sơ bổ sung theo quy định tại điểm….(5)….khoản 2 Điều 3 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP:

a)…………………………………………………………………………

b)…………………………………………………………………………

c) ………………………..……………………………………………….

n)………………………..………………………………………………..

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập;

(5) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng điểm a, điểm b, điểm d hoặc điểm đ khoản 2 Điều 3.

6. Giải thể cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

6.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

6.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

6.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Thủ tướng Chính phủ.

6.8. Lệ phí:

Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu số 45 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

- Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu số 52 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 45. Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)…………

Tên nhà đầu tư: ……………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

1. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Lý do xin giải thể:

4. Phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan (3)

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa theo Quyết định thành lập;

(3) Nêu rõ biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan như thanh toán lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động, thanh toán tiền thuê đất (nếu có), thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

Mẫu số 52. Phương án chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

….…(1)………
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

PHƯƠNG ÁN

Giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………..............................

Được thành lập theo: ………………………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:..........................................................

E-mail: …………………………..Website:................................................

Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................

………………………........................................... báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động:

.............................................................................................................................

2. Phương án giải quyết tài chính, tài sản:...................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

7. Phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan).

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài.

7.2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

7.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 06 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

b) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên liên kết đối với nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác.

c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

d) Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

e) Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, mục tiêu liên kết; giới thiệu các bên liên kết, nội dung liên kết, ngành và trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giảng viên dự kiến kèm theo lý lịch khoa học; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài, chứng chỉ nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.

Trường hợp, cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện chương trình liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thì trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài phải đảm bảo các nội dung sau:

- Nội dung về bảo đảm chất lượng giáo dục trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài phải mô tả rõ về: Cơ sở vật chất, thiết bị, cổng thông tin điện tử, hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet, hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập, học liệu điện tử phục vụ cho hoạt động tổ chức, quản lý liên kết đào tạo trực tuyến; việc đáp ứng đầy đủ các quy định đối với giảng viên tham gia thực hiện chương trình liên kết; quy định về bảo đảm chất lượng để người học tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam được nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp so sánh được với văn bằng cấp cho người học tốt nghiệp tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài.

- Nội dung về quyền lợi của người học và người lao động phải được quy định rõ về phương án xử lý rủi ro khi thực hiện chương trình liên kết đào tạo, đặc biệt là khi chương trình bị gián đoạn hoặc kết thúc trước thời hạn trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài và thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.

7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

7.4. Thời gian giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục đại học (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan).

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

7.8. Lệ phí:

Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

b) Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

7.10.1. Đội ngũ nhà giáo

7.10.1.1. Trình độ giảng viên:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với nhóm ngành giảng dạy;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề và hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ phù hợp với nhóm ngành giảng dạy; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên môn tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập;

c) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên phải có bằng tiến sĩ thuộc nhóm ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đảm bảo quy định tối thiểu như quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh của các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam.

7.10.1.2. Giảng viên giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định.

7.10.1.3. Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

7.10.1.4. Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng đại học trở lên và chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

7.10.1.5. Đối với học phần giảng dạy trực tuyến, ngoài giảng viên giữ vai trò giảng dạy chính còn có giảng viên giữ vai trò trợ giảng hỗ trợ chuyên môn và người hỗ trợ kỹ thuật. Cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài phải thống nhất xây dựng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của mỗi vị trí nêu trên.

7.10.1.5. Giảng viên và người hỗ trợ thực hiện các học phần giảng dạy trực tuyến phải đáp ứng các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng và quy định của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

7.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị

a) Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giảng viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập đối với hình thức liên kết đào tạo trực tiếp ít nhất là 05 m2/sinh viên.

b) Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học.

c) Việc tổ chức đào tạo tại Việt Nam phải được thực hiện tại trụ sở chính và phân hiệu của cơ sở giáo dục Việt Nam được thành lập và hoạt động hợp pháp.

7.10.3. Chương trình đào tạo

7.10.3.1. Chương trình đào tạo của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Là chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp;

b) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

7.10.3.2. Liên kết đào tạo được thực hiện theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng; chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài.

7.10.3.3. Chuẩn đầu ra của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không được thấp hơn chuẩn đầu ra quy định bởi các văn bản pháp luật của Việt Nam.

7.10.4. Phạm vi, quy mô tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo

7.10.4.1. Phạm vi liên kết đào tạo

Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện.

Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận.

7.10.4.2. Quy mô đào tạo của liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng về Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Trường hợp có chung các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo phải được tính trong tổng quy mô tuyển sinh hàng năm của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2024/NĐ-CP).

7.10.4.3. Liên kết đào tạo cấp văn bằng của nước ngoài phải giảng dạy bằng ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Liên kết đào tạo cấp văn bằng của Việt Nam có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.

Trường hợp, cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện chương trình liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thì cần bảo đảm thêm các nội dung sau:

7.10.5. Chương trình đào tạo

7.10.5.1. Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đang thực hiện tại trụ sở chính, đã được kiểm định chất lượng giáo dục và văn bằng được cơ quan quản lý có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.

7.10.5.2. Đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học: Chương trình đào tạo tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo Việt Nam đang được triển khai theo hình thức trực tuyến ở cùng ngành hoặc ngành gần dự định liên kết đào tạo và đều có người tốt nghiệp.

7.10.5.3. Đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ: Chương trình đào tạo tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo Việt Nam đang được triển khai theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến đạt từ 20% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình trở lên ở cùng ngành hoặc ngành gần, cùng trình độ dự định liên kết đào tạo và đều có người tốt nghiệp.

7.10.5.4. Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến tối đa 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình liên kết đào tạo.

7.10.5.5. Chương trình đào tạo do hai bên cùng xây dựng được thực hiện một trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, chương trình đào tạo phải bảo đảm thực hiện theo quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nước ngoài và phải giữ những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;

b) Trường hợp cấp văn bằng của cả cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và của cơ sở đào tạo Việt Nam, chương trình đào tạo phải bảo đảm thực hiện theo quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nước ngoài và của Việt Nam và phải giữ những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

7.10.6. Quy mô đào tạo

7.10.6.1. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý tham gia thực hiện chương trình liên kết đào tạo. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Trường hợp có chung các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo phải được tính trong tổng quy mô tuyển sinh hằng năm của cơ sở đào tạo Việt Nam.

7.10.6.2. Cơ sở đào tạo Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đề xuất quy mô tuyển sinh hằng năm trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo. Quy mô tuyển sinh tối đa được xác định cụ thể trong quyết định cho phép liên kết đào tạo hoặc quyết định tự chủ thực hiện chương trình liên kết đào tạo.

7.10.7. Cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm đào tạo

7.10.7.1. Cơ sở vật chất, thiết bị, cổng thông tin điện tử, hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet, hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập, học liệu điện tử phải đáp ứng các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; có các phương tiện nghe nhìn bao gồm: máy tính, màn hình, màn chiếu, máy chiếu có độ lớn phù hợp với phòng học; đường truyền kết nối ổn định, thông suốt; học liệu trực tuyến có nội dung phù hợp với ngành học và có thể truy cập liên tục với tốc độ cao; phương tiện thu âm, ghi hình lưu trữ quá trình tổ chức đào tạo phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra.

7.10.7.2. Cung cấp đầy đủ giáo trình, học liệu, thư viện điện tử, phần mềm học tập, hướng dẫn sử dụng các bước truy cập hệ thống quản lý học tập trực tuyến, cung cấp tài khoản người dùng và mật khẩu, các hướng dẫn ban đầu về khóa học cũng như việc kiểm tra đánh giá toàn khóa học, đồng thời phải có quy định về lưu trữ và bảo mật thông tin cho chương trình liên kết đào tạo.

7.10.7.3. Có hệ thống và cơ chế kiểm tra, xác thực, giám sát và đánh giá được sự tham gia của người học; hệ thống quản lý đào tạo chặt chẽ, đáp ứng được khả năng xử lý thông tin nhanh, có độ chính xác cao.

7.10.7.4. Địa điểm đối với đào tạo trực tiếp được thực hiện tại trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo Việt Nam được xác định trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Thông tư số 38/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Mẫu số 06. Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài ….. (1)…..

Kính gửi: ….. (2) …..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (3)..............................................

- Trụ sở:........................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................

- Website: ...................................................................................................

- Quyết định thành lập:........................... (4)...............................................

Bên nước ngoài: ................................... (5)...............................................

- Trụ sở:.......................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................

- Fax: ...........................................................................................................

- Website: ....................................................................................................

- Giấy phép thành lập: ........................... (6)...............................................

Đề nghị …………………(2) ………………… xem xét, phê duyệt liên kết đào tạo …….............…….… (1) ……...…………… giữa ………………… (3) ………………… và …………… (5) ……………với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết: (Ghi tóm tắt lĩnh vực dự định liên kết, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh hàng năm và văn bằng sẽ cấp theo liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết: .........................................................

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt):.............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Ngành và trình độ đào tạo đề nghị liên kết;

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(5) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(6) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……………., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ …… giữa …. và …..

(Mẫu gồm các nội dung chính, dùng để các bên liên kết tham khảo)

I. SỰ CẦN THIẾT

Mô tả sự cần thiết thực hiện liên kết đào tạo.

II. GIỚI THIỆU CÁC BÊN LIÊN KẾT

1. Giới thiệu các bên liên kết.

2. Quá trình hợp tác giữa các bên.

3. Việc kiểm định của các bên liên kết.

III. NỘI DUNG LIÊN KẾT

1. Mục tiêu: Giới thiệu tóm tắt chuẩn đầu ra của liên kết.

2. Đối tượng tuyển sinh, quy mô tuyển sinh.

3. Thời gian và chương trình đào tạo: Nêu rõ thời gian, hình thức, phương thức thực hiện chương trình đào tạo:

4. Tổ chức thực hiện liên kết đào tạo: Giảng dạy, thi, kiểm tra, tín chỉ, tốt nghiệp, phối hợp giảng dạy giữa giảng viên Việt Nam, giảng viên nước ngoài...

5. Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ (nếu có) dự kiến sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và khả năng học tiếp lên các trình độ cao hơn đối với người được cấp văn bằng tốt nghiệp của liên kết đào tạo.

6. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện.

7. Cơ sở vật chất, thiết bị sẽ sử dụng cho liên kết đào tạo, địa điểm thực hiện liên kết.

8. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy liên kết đào tạo (danh sách trích ngang, lý lịch khoa học và các minh chứng về trình độ chuyên môn, năng lực sử dụng ngoại ngữ đính kèm thành phụ lục).

9. Giáo trình, tài liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác...

IV. TÀI CHÍNH

1. Học phí.

2. Các nguồn tài trợ, đầu tư khác.

3. Cơ chế quản lý thu, chi, đóng góp (nếu có).

V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ RỦI RO

1. Biện pháp bảo đảm chất lượng.

2. Biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm quyền và lợi ích của người học trong trường hợp liên kết đào tạo chấm dứt trước thời hạn.

VI. CƠ CHẾ QUẢN LÝ LIÊN KẾT

1. Cơ cấu tổ chức quản lý liên kết đào tạo, người đại diện các bên liên kết tham gia quản lý (kèm theo lý lịch cá nhân kèm trong Phụ lục).

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học và các bên liên quan khác.

Phụ lục kèm theo.

8. Gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

8.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan).

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo.

8.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

8.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 11 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép theo Mẫu số 47b tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết.

8.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt gia hạn, điều chỉnh liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục đại học (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan).

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền.

8.8. Lệ phí:

Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

- Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép theo Mẫu số 47b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Việc gia hạn liên kết đào tạo phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết đào tạo hết thời hạn. Việc điều chỉnh liên kết đào tạo thực hiện khi có yêu cầu của các bên liên kết.

b) Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo;

c) Không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Chương trình liên kết đào tạo tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 11. Đơn đề nghị gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

..… (1) …..

Kính gửi: ..… (2)…..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (3)...............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (4)...............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết : … (1) … theo Quyết định số ...(5)..

Đề nghị ........(2)..... phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn ........

Nội dung và lý do đề nghị:........................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và tính chính xác của nội dung trong Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Ghi rõ ngành và trình độ đào tạo đề nghị gia hạn liên kết hoặc điều chỉnh liên kết (nếu có);

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Tên cơ sở tổ chức giáo dục nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

Mẫu số 47b. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép

..........(1)..........
........(2).........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BÁO CÁO

Tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép

Kính gửi:...............(3).....................

1. Tên đơn vị chủ trì liên kết đào tạo: ......................... (4) ...........................

- Địa chỉ trụ sở chính: ............................................. (5) ...............................

- Điện thoại: ..............................................., Fax: ........................................

- Website: ..............................................., Email: .......................................

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: .................

Ngày, tháng, năm cấp: ...................... ........................................................

2. Tên đơn vị phối hợp liên kết đào tạo: ............................. (4) ...................

- Địa chỉ trụ sở chính: ............................................... (5) ............................

- Điện thoại: ..............................................., Fax: .......................................

- Website: ..............................................., Email: .......................................

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số:…………

Ngày, tháng, năm cấp: ................................................................................

3. Nội dung đăng ký liên kết đào tạo

a) Ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành, nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

…..

b) Đối tượng tuyển sinh: .............................................................................

c) Hình thức đào tạo: ...................................................................................

d) Hình thức liên kết đào tạo: ......................................................................

đ) Nhà giáo:

- Tổng số nhà giáo dự kiến tham gia giảng dạy: ...........(trong đó bao nhiêu nhà giáo của đơn vị chủ trì liên kết, bao nhiêu nhà giáo của đơn vị phối hợp liên kết);

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi: …….

- Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)

TT

Họ và tên giảng viên/ giáo viên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

1

2

...

- Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên giảng viên/ giáo viên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

2

...

e) Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh, phương thức đào tạo, hình thức đào tạo (có chương trình đào tạo chi tiết kèm theo; Quyết định ban hành chương trình đào tạo của người đứng đầu cơ sở chủ trì liên kết đào tạo).

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy:

.............................................................................................................................

g) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Phòng học, thực hành và các loại thiết bị, máy móc hiện có:

TT

Tên loại

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng

1

Phòng học lý thuyết

- Máy ..............

- .........

2

Phòng thực hành

- Máy ..............

- .........

3

Phòng máy vi tính

Số lượng máy tính/phòng

4

Phòng học nghe nhìn

- Máy ..............

- ........

5

Phòng …..

- Máy ..............

- .......................

- Cơ sở thực hành, thực tập (Đơn vị tính là: xưởng, vườn, trạm, trại, sân bãi..)

TT

Cơ sở thực hành, thực tập(2)

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng

1

Xưởng thực tập nghề ...

- Máy (loại, ký hiệu )....

- Máy ..............

- .......

2

Xưởng thực tập nghề ...

- Máy ..............

- .......................

3

Trạm ……..

- Máy ......

- .....

…..

h) Thư viện và học liệu (giáo trình, sách, tài liệu tham khảo, phần mềm máy tính.)

.............................................................................................................................

.....................................................................................................................

4. Hợp đồng liên kết đào tạo (số..., ngày... tháng... năm...):

.............................................................................................................................

.....................................................................................................................

5. Các điều kiện khác (do hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hoặc cơ sở khác)

.............................................................................................................................

.....................................................................................................................

6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng những quy định về giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu: VT, ….

............(6)..............
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

_____________________

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có).

(2), (4): Ghi tên cơ sở đăng ký liên kết đào tạo theo tên trong Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3): Các trường cao đẳng, các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương.

(5): Ghi đúng theo địa chỉ ghi trong Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(6): Chức vụ của người ký tại đơn vị chủ trì liên kết đào tạo hoặc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo.

9. Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề nghị của các bên liên kết

9.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với các hình thức liên kết đào tạo (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan).

b) Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu liên kết đào tạo chưa được chấm dứt thì người có thẩm quyền có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

9.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

9.3.1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động, phương án giải quyết tài chính, tài sản.

9.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ gốc.

9.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chấm dứt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với các hình thức liên kết đào tạo (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan);

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản chấm dứt liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền.

9.8. Lệ phí:

Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Theo đề nghị của các bên liên kết;

b) Cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo chấm dứt hoạt động có trách nhiệm:

- Liên hệ để chuyển số học viên đã được tuyển sinh theo quy định sang cơ sở giáo dục khác;

- Bồi hoàn cho người học các khoản chi phí đã nộp đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc liên kết đào tạo bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hoạt động mà người học không được hoặc không muốn chuyển sang học ở cơ sở giáo dục khác;

- Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi của giáo viên, giảng viên, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) hoặc các khoản nợ khác.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 12. Đơn đề nghị chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ của nước ngoài

Kính gửi: …….. (1) ……..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (2) ..................................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (3) ..................................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

đã được cho phép thực hiện liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài theo Quyết định số: ………..(4)………………

Đề nghị…. (1)… phê duyệt chấm dứt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài nêu trên kể từ ngày …tháng... năm …

Lý do đề nghị:....................................................................................................

Trách nhiệm các bên liên kết khi chấm dứt:..................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Bên nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

10. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

10.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

10.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

10.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

10.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

10.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc Nhà đầu tư nước ngoài khác.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10.8. Lệ phí:

Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 45 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 52 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 45. Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)…………

Tên nhà đầu tư: ……………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

2. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Lý do xin giải thể:

4. Phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan (3)

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa theo Quyết định thành lập;

(3) Nêu rõ biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan như thanh toán lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động, thanh toán tiền thuê đất (nếu có), thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

Mẫu số 52. Phương án chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

PHƯƠNG ÁN

Giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………..............................

Được thành lập theo: ………………………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:..........................................................

E-mail: …………………………..Website:................................................

Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................

………………………........................................... báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động:

.............................................................................................................................

2. Phương án giải quyết tài chính, tài sản:..........................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

11. Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

11.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến cho các bên đề nghị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và thông báo kết quả bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến cho các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

11.2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

11.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP;

b) Thỏa thuận (hợp đồng) giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài,

c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết,

d) Đề án tổ chức để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về đảm bảo chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức thi, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.

11.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

11.4. Thời gian giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.8. Lệ phí:

Không.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

- Đề án tổ chức để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP .

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải bảo đảm an toàn, chất lượng cho công tác tổ chức thi;

b) Đội ngũ coi thi, giám sát, phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn công tác bảo đảm chống gian lận trong việc tổ chức thi;

c) Có phương án, thiết bị bảo đảm phòng, chống gian lận trong toàn bộ quá trình tổ chức thi.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 08. Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ
với nước ngoài tiếng
…….…(1) ………….

Kính gửi: ….. (2) …..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (3)..............................................

- Trụ sở:......................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................

- Fax: ...........................................................................................................

- Website: ....................................................................................................

- Quyết định thành lập:........................... (4)...............................................

Bên nước ngoài: ................................... (5)..............................................

- Trụ sở:......................................................................................................

- Điện thoại: ..............................................................................................

- Fax: .........................................................................................................

- Website: ...................................................................................................

- Giấy phép thành lập: ........................... (6)...............................................

Đề nghị …………………(2) ………………… xem xét, phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng …….…(1) …………. giữa ………….… (3) …………… và …………… (5) ……………với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết: (Ghi tóm tắt ngoại ngữ dự định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, quy mô tổ chức thi hàng năm và loại chứng chỉ sẽ cấp theo liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết: .........................................................

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt):.............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Ngoại ngữ đề nghị liên kết cấp chứng chỉ;

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(5) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(6) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

(Mẫu gồm các nội dung chính, dùng để các bên liên kết tham khảo)

I. SỰ CẦN THIẾT

Mô tả sự cần thiết thực hiện liên kết tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

II. GIỚI THIỆU CÁC BÊN LIÊN KẾT

1. Giới thiệu các bên liên kết.

2. Quá trình hợp tác giữa các bên.

III. NỘI DUNG LIÊN KẾT

1. Mục tiêu.

2. Thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài.

3. Minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, trách nhiệm của các bên.

4. Quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi.

5. Mẫu chứng chỉ ngoại ngữ dự kiến sẽ cấp.

6. Các nội dung liên quan khác.

7. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện.

8. Cơ sở vật chất, thiết bị sẽ sử dụng cho liên kết cấp chứng chỉ ngoại ngữ, địa điểm thực hiện liên kết cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

9. Đội ngũ cán bộ quản lý, chấm thi, hỗ trợ, kỹ thuật viên (danh sách trích ngang, lý lịch và các minh chứng về trình độ chuyên môn, năng lực sử dụng ngoại ngữ đính kèm thành phụ lục).

IV. TÀI CHÍNH

1. Lệ phí thi và các loại phí.

2. Các nguồn tài trợ, đầu tư khác.

3. Cơ chế thu chi và quản lý tài chính.

V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ RỦI RO

1. Biện pháp bảo đảm chất lượng.

2. Biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm quyền và lợi ích của người dự thi.

VI. CƠ CHẾ QUẢN LÝ LIÊN KẾT

1. Cơ cấu tổ chức quản lý liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, người đại diện các bên liên kết tham gia quản lý (kèm theo lý lịch cá nhân kèm trong Phụ lục).

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Đội ngũ cán bộ quản lý, chấm thi, hỗ trợ, kỹ thuật viên.

Phụ lục kèm theo.

12. Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài

12.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

12.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

12.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết.

12.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ gốc.

12.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh/Văn bản từ chối gia hạn, điều chỉnh liên kết.

12.8. Lệ phí: Không.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP;

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Việc gia hạn liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hết thời hạn. Việc điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thực hiện khi có yêu cầu của các bên liên kết.

b) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong văn bản cho phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;

c) Không bị phát hiện vi phạm, gian lận trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 11. Đơn đề nghị gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

..… (1) …..

Kính gửi: ..… (2)…..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (3)...............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (4)...............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết : … (1) … theo Quyết định số ...(5)..

Đề nghị ........(2)..... phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn ........

Nội dung và lý do đề nghị:........................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và tính chính xác của nội dung trong Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Ghi rõ ngành và trình độ đào tạo đề nghị gia hạn liên kết hoặc điều chỉnh liên kết (nếu có);

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Tên cơ sở tổ chức giáo dục nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

13. Chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

13.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

13.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

13.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài do các bên liên kết cùng ký kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

13.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ gốc.

13.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản chấm dứt liên kết.

13.8. Lệ phí:

Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Không được cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cho phép tiếp tục tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam;

b) Các bên liên kết khi chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có trách nhiệm:

- Bồi hoàn cho người đăng ký dự thi các khoản chi phí mà người đăng ký dự thi đã nộp nhưng chưa được tham dự thi;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 12. Đơn đề nghị chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ của nước ngoài

Kính gửi: …….. (1) ……..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (2) ..................................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (3) ..................................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

đã được cho phép thực hiện liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài theo Quyết định số: ………..(4)………………

Đề nghị…. (1)… phê duyệt chấm dứt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài nêu trên kể từ ngày …tháng... năm …

Lý do đề nghị:.....................................................................................................

Trách nhiệm các bên liên kết khi chấm dứt:...................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Bên nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

14. Cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

14.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP), trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

- Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu.

- Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

d) Sau 04 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nếu phân hiệu không được phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực.

14.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

14.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập phân hiệu;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được thông tin này từ Cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan nhà nước thì tổ chức, cá nhân không cần phải cung cấp văn bản này.

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu giấy tờ kiểm định chất lượng giáo dục hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

d) Đề án đề nghị mở phân hiệu trong đó xác định rõ:

- Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục tại phân hiệu;

- Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36,37,38 của Nghị định số 86/2018/NĐ- CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP) và danh sách giảng viên dự kiến phù hợp quy mô chương trình đào tạo.

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất để xây dựng phân hiệu hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý có liên quan.

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

g) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất.

14.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

14.4. Thời hạn giải quyết:

25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

14.8. Lệ phí:

Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

14.10.1. Năng lực tài chính

a) Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

b) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định đối với dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

14.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

14.10.2.1. Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn mức quy định về diện đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm hoạt động; diện tích đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức quy định về diện đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm hoạt động;

b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

g) Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

14.10.2.2. Thuê cơ sở vật chất:

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

14.10.3. Chương trình giáo dục:

14.10.3.1. Chương trình giáo dục nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại; được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Chương trình giáo dục nước ngoài giảng dạy cho học sinh người Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam và đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này

14.10.3.2. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.

14.10.3.3. Thực hiện môn học, nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các phân hiệu của cơ sở giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 13. Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)……

Tên nhà đầu tư: …………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....Xin phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ..................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng:.............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………(4).........................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:

.............................................................................................................................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................

8. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục xin phép thành lập.

Mẫu số 14. Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thành lập ………… (tên cơ sở giáo dục)

(Mẫu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

15. Cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

15.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

15.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

15.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được thông tin này từ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc từ cơ quan nhà nước thì tổ chức, cá nhân không cần phải cung cấp văn bản này.

c) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

đ) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP), đồng thời gửi kèm:

- Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (sinh viên, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Trường hợp cơ sở giáo dục đã được cấp giấy phép đầu tư và hoạt động trước khi Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa được cấp Quyết định cho phép thành lập và Quyết định cho phép hoạt động, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành lập, hoạt động và các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định này thì trong thời gian 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nhà đầu tư phải lựa chọn loại hình theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định này, hoàn thiện hồ sơ với thành phần sau:

- Công văn đề nghị (theo Mẫu số 48 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP);

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất hoặc cho thuê cơ sở vật chất;

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục

15.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

15.4. Thời hạn giải quyết:

Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản cho phép hoạt động giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

15.8. Lệ phí:

Không.

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

- Công văn đề nghị theo Mẫu số 48 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 16 Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……………..(3)………………..

Cơ sở giáo dục: …………………………(4).......................................

Tên bằng tiếng Việt: .....................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ...................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ...........................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................

Tel: …………………… Fax: …………………..Email:..............................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Xin đăng ký cấp phép hoạt động giáo dục với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ……………………. Quốc tịch:.........................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):......................................................................

- Ngày cấp: ……………………………….Nơi cấp:.................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ............................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: …………………………. Quốc tịch:......................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):..................................................................

- Ngày cấp: ……………………………Nơi cấp:.....................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam:.............................................................

3. Địa điểm hoạt động: ..........................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ................................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Đại diện theo pháp luật của cơ sở
giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam.

Mẫu số 48. Đơn đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho phép thành lập và cho phép hoạt động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày…. tháng… năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

Kính gửi: ……(1)………

Tên nhà đầu tư: ………………….……………….(2)...............................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép bổ sung hồ sơ thành lập/hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………..………………(4)......................................

6. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

7. Danh mục hồ sơ bổ sung theo quy định tại điểm….(5)….khoản 2 Điều 3 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP:

a)…………………………………………………………………………

b)…………………………………………………………………………

c) ………………………..……………………………………………….

n)………………………..………………………………………………..

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NH ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập;

(5) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng điểm a, điểm b, điểm d hoặc điểm đ khoản 2 Điều 3.

16. Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

16.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ xin phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện để bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

16.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

16.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được thông tin này từ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc từ cơ quan nhà nước thì tổ chức, cá nhân không cần phải cung cấp văn bản này.

c) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

đ) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP), đồng thời gửi kèm:

- Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (sinh viên, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

16.3.2: Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

16.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

16.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.8. Lệ phí:

Không.

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sung Quyết định cho phép hoạt động giáo dục theo Mẫu số 46 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục đại học, hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các nội dung Quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 46. Đơn đề nghị bổ sung, điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Bổ sung, điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục

Kính gửi: ……(3)…………

Tên cơ sở giáo dục: …..(2)………

Quyết định cho phép hoạt động số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép bổ sung điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục với các nội dung như sau:

1. Các nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định cũ:…(4)

2. Các nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung trong Quyết định mới: …(5)

3. Lý do của sự điều chỉnh, bổ sung:

4. Các văn bản, tài liệu, minh chứng liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung: (6)

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(3)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục ghi theo Quyết định thành lập;

(3) Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động;

(4) Chỉ ghi những nội dung đề nghị được bổ sung, điều chỉnh;

(5) Ghi rõ nội dung bổ sung, điều chỉnh tương đương với những nội dung đã nêu ở (4);

(6) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng nội dung đề nghị bổ sung, điều chỉnh.

17. Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ngoài tại Việt Nam

17.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

17.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

17.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;

c) Biên bản kiểm tra.

17.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

17.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

17.5. Đối tượng thực hiện:

Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

17.6. Cơ quan thực hiện:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17.7. Kết quả giải quyết:

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại của cấp có thẩm quyền.

17.8. Phí, lệ phí:

Không.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị theo mẫu số 44 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm theo mẫu số 50 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

17.10. Yêu cầu, điều kiện;

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

17.11. Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 44. Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép hoạt động trở lại

Kính gửi: ……..(3)…………..

Cơ sở giáo dục: ……….………(4).............................................................

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..........................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Điện thoại: ……………… Fax: ………….. Email:............................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Đã được cấp phép hoạt động theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm…

Bị dừng hoạt động theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Đề nghị được phép hoạt động giáo dục trở lại với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: …………………………………. Quốc tịch:.........................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):.......................................................................

- Ngày cấp: ………………………….Nơi cấp:...........................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ..........................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ……….………………. Quốc tịch:........................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):......................................................................

- Ngày cấp: ……………………Nơi cấp:....................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam:............................................................

3. Địa điểm hoạt động: ................................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ...............................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ...............................................................................

6. Lý do xin phép hoạt động trở lại (5)

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm (nếu có):

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ghi theo Quyết định thành lập;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam;

(5) Nêu rõ các minh chứng về việc đã giải quyết/khắc phục những nguyên nhân dẫn đến việc phải ngừng hoạt động.

Mẫu số 50. Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .....

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

Kính gửi: .......(1)..............

......(2)..... bị đình chỉ hoạt động theo Quyết định số......./QĐ-........ ngày.....tháng..... năm của .....(1).

Trong thời gian qua, ...(2)...đã tích cực triển khai các giải pháp để khắc phục những vi phạm, cụ thể như sau:

Vi phạm thứ 1:

- Nội dung vi phạm:

- Các giải pháp đã thực hiện để khắc phục:

- Kết quả:

.............................

Vi phạm thứ n:

............................

.......(2)........trân trọng báo cáo .....(1).....và cam kết sẽ không lặp lại các vi phạm tương tự.

........., ngày ... tháng ... năm .....
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở giáo dục tư thục do nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư và đảm bảo hoạt động bằng tiếng Việt được ghi trong Quyết định thành lập.

II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện nộp hồ sơ đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ- CP), trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan.

Trường hợp không cấp được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu với Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác, chia sẻ được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này;

c) Văn bản bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân của người được bổ nhiệm;

d) Lý lịch cá nhân của nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

đ) Tài liệu chứng minh địa điểm cụ thể đặt văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

1.8. Lệ phí:

Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 20 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện phải làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 20

….(1)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

Kính gửi: …….(2)……..

Văn phòng đại diện của …….(3)…… tại Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập theo Quyết định số …… ngày …. tháng …… năm (xin gửi kèm theo bản sao); thông tin cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ………………………..(2)...................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ..........................................................................

Quốc tịch: …………………………………(3)........................................

Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................

Tel: ………………….. Fax: ……………….. Email: .................................

2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Tên bằng tiếng Việt: …………………….(4)............................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ..........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ........................................................................

3. Địa chỉ và thông tin liên hệ trụ sở Văn phòng đại diện:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

4. Nhân sự làm việc tại Văn phòng đại diện

a) Trưởng Văn phòng đại diện:

Họ và tên: ………………(5)……… …… Giới tính (Nam, nữ):...............

Sinh ngày ……. tháng ……. năm ...........................................................

Quốc tịch: ..................................................................................................

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam: .................................................................

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: ………………………….……do:
……………… cấp ngày ….. tháng …… năm …….. tại …………………….

b) Số lượng nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện: …….(6)………

5. Nội dung hoạt động:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Văn phòng đại diện của …………(3)…………. tại Việt Nam kính đề nghị ………..(2)………… cấp cho chúng tôi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định./.

2. Phê duyệt liên kết giáo dục

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

d) Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục.

Trường hợp liên kết giáo dục không đủ điều kiện phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.

b) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác.

c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

d) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện.

đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục.

g) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có); biện pháp đảm bảo quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên và học sinh.

2.3.2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

Tối thiểu là 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp).

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

b) Bên nước ngoài:

- Cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ít nhất 05 năm ở nước ngoài và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

- Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập hợp pháp ở nước ngoài, đã có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục..

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.8. Lệ phí:

Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

2.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Đội ngũ nhà giáo:

Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu chương chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương

b) Cơ sở vật chất:

Quy mô lớp học và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục

c) Chương trình giáo dục:

Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;

Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;

Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 01. Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: ….. (1) ……..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (2)...............................................

- Trụ sở:........................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................

- Fax: ...........................................................................................................

- Website: ....................................................................................................

- Quyết định thành lập:........................... (3)...............................................

Bên nước ngoài: ................................... (4)...............................................

- Trụ sở:......................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................

- Fax: ...........................................................................................................

- Website: ....................................................................................................

- Giấy phép thành lập: ........................... (5)...............................................

Đề nghị …………………(1)………………. xem xét, phê duyệt liên kết giáo dục giữa ……….(2)...…………. và …….(4)...... với nội dung như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết giáo dục: (mục tiêu, cấp học, quy mô tuyển sinh, văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận, thời gian dự kiến triển khai liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt):..............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố quản lý cơ sở giáo dục Việt Nam;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Số, ký hiệu quyết định (hoặc giấy tờ pháp lý tương đương) cho phép thành lập cơ sở

giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(4) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài (giấy phép thành lập/hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý tương đương), thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……………., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài

(Mẫu gồm các nội dung chính, dùng để các bên liên kết tham khảo)

I. SỰ CẦN THIẾT

Mô tả sự cần thiết thực hiện liên kết giáo dục

II. GIỚI THIỆU CÁC BÊN LIÊN KẾT

1. Giới thiệu các bên liên kết.

2. Quá trình hợp tác giữa các bên.

III. NỘI DUNG LIÊN KẾT

1. Mục tiêu: Mô tả cụ thể mục tiêu của liên kết nhằm xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục tích hợp, mục tiêu cụ thể học sinh sẽ đạt được khi tham gia chương trình tích hợp, bảo đảm mục tiêu giáo dục phổ thông của Việt Nam.

2. Đối tượng tuyển sinh, quy mô tuyển sinh.

3. Chương trình giảng dạy: Mô tả chương trình giáo dục tích hợp, so sánh chương trình giáo dục của Việt Nam, chương trình giáo dục của nước ngoài, các môn học, nội dung tích hợp, ưu điểm của chương trình tích hợp ...

4. Phương pháp: Mô tả cách thức thực hiện chương trình tích hợp: Giảng dạy, thi, kiểm tra, tốt nghiệp, sự phối hợp giảng dạy giữa giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài...

5. Văn bằng/chứng chỉ: Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận của nước ngoài (nếu có) dự kiến sẽ cấp, tính tương đương về văn bằng/chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

6. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện.

7. Cơ sở vật chất, thiết bị sẽ sử dụng cho liên kết, địa điểm thực hiện liên kết.

8. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy liên kết (danh sách trích ngang, lý lịch đính kèm thành phụ lục) đáp ứng quy định.

9. Sách giáo khoa, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác...

IV. TÀI CHÍNH

1. Học phí.

2. Các nguồn tài trợ, đầu tư khác.

3. Cơ chế quản lý thu, chi, đóng góp (nếu có).

V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ RỦI RO

1. Biện pháp bảo đảm chất lượng.

2. Biện pháp quản lý rủi ro.

VI. CƠ CHẾ QUẢN LÝ LIÊN KẾT

1. Cơ cấu tổ chức quản lý liên kết, người đại diện các bên liên kết tham gia quản lý (kèm theo lý lịch cá nhân).

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học và các bên liên quan khác.

Phụ lục kèm theo.

3. Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục

3.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục;

Trường hợp liên kết đào tạo không được gia hạn, điều chỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì Sở GDĐT có trách nhiệm thực hiện việc gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết giáo dục trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết trong đó có thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

3.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thời gian giải quyết tối thiểu là 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt việc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp).

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

b) Bên nước ngoài:

- Cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ít nhất 05 năm ở nước ngoài và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

- Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập hợp pháp ở nước ngoài, đã có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí:

Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

- Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép theo Mẫu số 47a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.

b) Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt liên kết giáo dục, không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 04. Đơn đề nghị gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết giáo dục với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: …….. (1) ……..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (2)..............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (3)..............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết theo Quyết định số:………..(4)……

Đề nghị… (1)… phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn............

Nội dung và lý do đề nghị:.........................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

Mẫu số 47a. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết giáo dục trong thời gian được cấp phép

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BÁO CÁO

Tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép

Kính gửi:...............(3).......................

1. Tên đơn vị chủ trì liên kết : .................................... (4) ............................

- Địa chỉ trụ sở chính: ............................................ (5) ................................

- Điện thoại: ..............................................., Fax: .......................................

- Website: ..............................................., Email: .......................................

2. Tên đơn vị phối hợp liên kết: ............................................... (4) .............

- Địa chỉ trụ sở chính: ............................................... (5) .............................

- Điện thoại: ..............................................., Fax: .......................................

- Website: ..............................................., Email: ........................................

3. Nội dung đăng ký liên kết

a) Môn học, thời lượng: .............................................................................

b) Đối tượng tuyển sinh: ...........................................................................

c) Hình thức thực hiện: ..............................................................................

d) Hình thức liên kết: .................................................................................

đ) Nhà giáo:

- Tổng số nhà giáo dự kiến tham gia giảng dạy: ...........(trong đó bao nhiêu nhà giáo của đơn vị chủ trì liên kết, bao nhiêu nhà giáo của đơn vị phối hợp liên kết);

- Tỷ lệ học sinh/giáo viên quy đổi: ……………..

- Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)

TT

Họ và tên giảng viên/ giáo viên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Nội dung được phân công giảng dạy

1

2

...

- Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên giảng viên/giáo viên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Nội dung được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

2

...

e) Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, thời gian, đối tượng tuyển sinh, phương thức thực hiện, hình thức thực hiện (có chương trình chi tiết kèm theo; Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở chủ trì liên kết).

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy:

g) Cơ sở vật chất, thiết bị

- Phòng học, thực hành và các loại thiết bị, máy móc hiện có:

TT

Tên loại

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng

1

Phòng học lý thuyết

- Máy ..............

- .........

2

Phòng thực hành

- Máy ..............

- .........

3

Phòng máy vi tính

Số lượng máy tính/phòng

4

Phòng học nghe nhìn

- Máy ..............

- ........

5

Phòng …..

- Máy ..............

- .......................

h) Thư viện và học liệu (giáo trình, sách, tài liệu tham khảo, phần mềm máy tính.)

.............................................................................................................................

4. Hợp đồng liên kết (số..., ngày... tháng... năm...):

.............................................................................................................................

5. Các điều kiện khác (do hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hoặc cơ sở khác)

.............................................................................................................................

6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng những quy định của pháp luật có liên quan.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu: VT, ….

............(6)..............
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có).

(2), (4): Ghi tên cơ sở đăng ký liên kết theo tên trong Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3): Sở Giáo dục và Đào tạo.

(5): Ghi đúng theo địa chỉ ghi trong Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(6): Chức vụ của người ký tại đơn vị chủ trì liên kết hoặc đơn vị phối hợp liên kết.

4. Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết

4.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

4.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động, phương án giải quyết tài chính, tài sản.

4.3.2. Số lượng hồ sơ : 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

b) Bên nước ngoài:

- Cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ít nhất 05 năm ở nước ngoài và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

- Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập hợp pháp ở nước ngoài, đã có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục..

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chấm dứt liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.8. Lệ phí:

Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Việc chấm dứt liên kết giáo dục được thực hiện theo đề nghị của các bên liên kết.

b) Các bên liên kết khi chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn có trách nhiệm:

- Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;

- Bồi hoàn cho học sinh khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;

- Thanh toán các khoản lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 05. Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: …….. (1) ……..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam........................................ (2)..............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: ................................................................................................. …..

Bên nước ngoài: ................................... (3)..............................................

- Trụ sở: ...........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ..............................................................................................................

- Website: .......................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết giáo dục theo Quyết định số:… (4)…

Đề nghị ... (1)... phê duyệt chấm dứt liên kết giáo dục nêu trên kể từ ngày …tháng .. năm …

Lý do chấm dứt:..........................................................................................

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi chấm dứt liên kết:................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

5. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

d) Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

5.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

5.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác, chia sẻ được dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này;

c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ: Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành. Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung bảo đảm chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP);

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của địa phương hoặc của cơ quan nhà nước thì cá nhân, tổ chức không phải cung cấp thành phần hồ sơ này;

đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5.8. Lệ phí:

Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

5.10.1. Năng lực tài chính:

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

b) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5a Điều này. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

5.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

5.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

b) Bảo đảm ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của chương trình giáo dục;

c) Bảo đảm về diện tích, trang thiết bị của văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình giáo dục;

d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP);

g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

5.10.2.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp;

d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ- CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP).

5.10.3. Chương trình giáo dục:

5.10.3.1. Chương trình giáo dục nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại; được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam;

b) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Chương trình giáo dục nước ngoài giảng dạy cho học sinh người Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam và đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

5.10.3.2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP ;

5.10.3.3. Thực hiện môn học, nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

5.10.4.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau: Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:

- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.

Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:

- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lóp;

- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;

- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 - 12 trẻ em/giáo viên.

5.10.4.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;

b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 13. Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..……, ngày…... tháng...... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)……

Tên nhà đầu tư: …………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....Xin phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ..................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng:.............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………(4).........................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:

.............................................................................................................................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................

8. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục xin phép thành lập.

Mẫu số 14. Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐỀ ÁN

Thành lập ………… (tên cơ sở giáo dục)

(Mẫu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

6. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

6.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

6.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

6.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6.8. Lệ phí:

Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 45 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ;

- Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục theo mẫu số 52 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 45. Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày……. tháng…… năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……(1)…………

Tên nhà đầu tư: ……………………….(2)................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

3. Tên cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

3. Lý do xin giải thể:

4. Phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan (3)

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa theo Quyết định thành lập;

(3) Nêu rõ biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan như thanh toán lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động, thanh toán tiền thuê đất (nếu có), thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

Mẫu số 52. Phương án chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

PHƯƠNG ÁN

Giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………..............................

Được thành lập theo: ………………………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:..........................................................

E-mail: …………………………..Website:................................................

Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................

………………………........................................... báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động:

.............................................................................................................................

2. Phương án giải quyết tài chính, tài sản:...................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

7. Cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày (đối với hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông dạy chương trình giáo dục của nước ngoài cho học sinh Việt Nam), 20 ngày (đối với các trường hợp còn lại), cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định cho phép hoạt động theo Mẫu số 17 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đang thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục nước ngoài cho học sinh Việt Nam không phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục, nhưng phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quy định tại khoản 6 Điều 46 Nghị định 124/2024/NĐ-CP gửi Sở Giáo dục và Đào tạo trong thời gian 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;

- Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đang làm thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục mà chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục quy định tại khoản 6 Điều 46 Nghị định 124/2024/NĐ-CP ;

- Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP chuyển từ dạy chương trình giáo dục của Việt Nam sang chương trình giáo dục của nước ngoài đối với học sinh Việt Nam phải thực hiện các quy định tại Điều 46 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 124/2024/NĐ-CP ;

7.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

7.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được thông tin này từ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc từ cơ quan nhà nước thì tổ chức, cá nhân không cần phải cung cấp văn bản này;

c) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

đ) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP), đồng thời gửi kèm:

- Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (học sinh, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

7.4. Thời hạn giải quyết:

- 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định đối với trường hợp dạy chương trình giáo dục của nước ngoài cho học sinh Việt Nam.

- 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với những trường hợp còn lại.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản cho phép hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.8. Lệ phí:

Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

- Công văn đề nghị (theo Mẫu số 48 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Có Quyết định thành lập cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với quy định của pháp luật.

c) Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2024/NĐ-CP).

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 16

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……………..(3)………………..

Cơ sở giáo dục: …………………………(4).......................................

Tên bằng tiếng Việt: .....................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ...................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ...........................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................

Tel: …………………… Fax: …………………..Email:..............................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Xin đăng ký cấp phép hoạt động giáo dục với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ……………………. Quốc tịch:.........................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):......................................................................

- Ngày cấp: ……………………………….Nơi cấp:.................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ............................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: …………………………. Quốc tịch:......................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):..................................................................

- Ngày cấp: ……………………………Nơi cấp:.....................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam:.............................................................

3. Địa điểm hoạt động: ..........................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ................................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Đại diện theo pháp luật của cơ sở
giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam.

Mẫu số 48. Đơn đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho phép thành lập và cho phép hoạt động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày…. tháng… năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

Kính gửi: ……(1)………

Tên nhà đầu tư: ………………….……………….(2)...............................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép bổ sung hồ sơ thành lập/hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: ........................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………(3).................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………. Diện tích xây dựng............................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ...........................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………..………………(4)......................................

6. Thời hạn hoạt động: .................................................................................

7. Danh mục hồ sơ bổ sung theo quy định tại điểm….(5)….khoản 2 Điều 3 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP:

a)…………………………………………………………………………

b)…………………………………………………………………………

c) ………………………..……………………………………………….

n)………………………..………………………………………………..

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(1)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập;

(5) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng điểm a, điểm b, điểm d hoặc điểm đ khoản 2 Điều 3.

8. Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

8.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ xin phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

8.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

8.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 46 Phụ lục Nghị định 124/2024/NĐ-CP trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khai thác được thông tin này từ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc từ cơ quan nhà nước thì tổ chức, cá nhân không cần phải cung cấp văn bản này.

c) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.

d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

đ) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP), đồng thời gửi kèm:

- Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (học sinh, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

8.3.2: Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

8.8. Lệ phí:

Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 46 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP .

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các nội dung quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 46. Đơn đề nghị bổ sung, điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Bổ sung, điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục

Kính gửi: ……(3)…………

Tên cơ sở giáo dục: …..(2)………

Quyết định cho phép hoạt động số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép bổ sung điều chỉnh Quyết định cho phép hoạt động giáo dục với các nội dung như sau:

1. Các nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định cũ:…(4)

2. Các nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung trong Quyết định mới: …(5)

3. Lý do của sự điều chỉnh, bổ sung:

4. Các văn bản, tài liệu, minh chứng liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung: (6) Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………….(3)…………….. xem xét, quyết định.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục ghi theo Quyết định thành lập;

(3) Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động;

(4) Chỉ ghi những nội dung đề nghị được bổ sung, điều chỉnh;

(5) Ghi rõ nội dung bổ sung, điều chỉnh tương đương với những nội dung đã nêu ở (4);

(6) Danh mục hồ sơ theo quy định tương ứng với từng nội dung đề nghị bổ sung, điều chỉnh.

9. Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

9.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

9.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại

b) Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ

9.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện:

Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

9.6. Cơ quan thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

9.7. Kết quả giải quyết:

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

9.8. Phí, lệ phí:

Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại theo Mẫu số 44 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

- Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ theo Mẫu số 50 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

9.10. Yêu cầu, điều kiện;

Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

9.11. Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 44. Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại

………(1)………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép hoạt động trở lại

Kính gửi: ……..(3)…………..

Cơ sở giáo dục: ……….………(4).............................................................

Tên bằng tiếng Việt: ...................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..........................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................

Điện thoại: ……………… Fax: ………….. Email:............................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Đã được cấp phép hoạt động theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm...

Bị dừng hoạt động theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Đề nghị được phép hoạt động giáo dục trở lại với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: …………………………………. Quốc tịch:.........................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):.......................................................................

- Ngày cấp: ………………………….Nơi cấp:...........................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ..........................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ……….………………. Quốc tịch:........................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND):......................................................................

- Ngày cấp: ……………………Nơi cấp:....................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam:............................................................

3. Địa điểm hoạt động: ................................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ...............................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ...............................................................................

6. Lý do xin phép hoạt động trở lại (5)

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm (nếu có):

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ghi theo Quyết định thành lập;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam;

(5) Nêu rõ các minh chứng về việc đã giải quyết/khắc phục những nguyên nhân dẫn đến việc phải ngừng hoạt động.

Mẫu số 50. Báo cáo kết quả khắc phục vi phạm

TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

Kính gửi: .......(1)..............

......(2)..... bị đình chỉ hoạt động theo Quyết định số......./QĐ-........ ngày.....tháng..... năm của .....(1).

Trong thời gian qua, ...(2)...đã tích cực triển khai các giải pháp để khắc phục những vi phạm, cụ thể như sau:

Vi phạm thứ 1:

- Nội dung vi phạm:

- Các giải pháp đã thực hiện để khắc phục:

- Kết quả:

.............................

Vi phạm thứ n:

............................

.......(2)........trân trọng báo cáo .....(1).....và cam kết sẽ không lặp lại các vi phạm tương tự.

........., ngày ... tháng ... năm .....
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở giáo dục tư thục do nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư và đảm bảo hoạt động bằng tiếng Việt được ghi trong Quyết định thành lập.

10. Chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

10.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

c) Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

10.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

10.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

10.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

10.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

10.8. Lệ phí:

Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phương án chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 52 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2024/NĐ-CP .

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Mẫu số 52. Phương án chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

….…(1)……
-------

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA ... (1) ...
nếu có)

Số: .........

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

PHƯƠNG ÁN

Giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ………………..............................

Được thành lập theo: ………………………..(2).........................................

Có trụ sở tại: ................................................................................................

Điện thoại: ……………………Fax:..........................................................

E-mail: …………………………..Website:................................................

Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................

………………………........................................... báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động:

.............................................................................................................................

2. Phương án giải quyết tài chính, tài sản:...................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung nêu trên và hồ sơ gửi kèm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC,
CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chữ in hoa;

(2) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

Ghi chú: Phần chữ in nghiêng trong nội dung Quyết định là nội dung được sửa đổi, bổ sung.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.074

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.104.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!