Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Số hiệu: 28/2022/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thời gian nghỉ hè của giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 sửa đổi Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó, sửa quy định về thời gian nghỉ hè của giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH .

Cụ thể, thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH là 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.

(Hiện hành, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định: Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 6 tuần; của công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo, quản lý học viên, học sinh có tham gia giảng dạy là 5 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ)

Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).

Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP .

Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.

Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, BỒI DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tuyển dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo, giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không áp dụng các quy định về tuyển dụng, sử dụng tại Thông tư này đối với nhà giáo giảng dạy ở các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng

1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ các nguồn sau:

a) Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Nguồn thu từ học phí, thu hoạt động sự nghiệp;

c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Tuyển dụng nhà giáo

Việc tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Sử dụng nhà giáo

1. Người được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải sử dụng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo, đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý; báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng đối với nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý; sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất tình hình thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 15 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo từng giai đoạn, hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, viên chức quản lý, viên chức tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác) trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, trường trung cấp được quy định tại Thông tư số 96/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về định mức giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

“Điều 2. Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng

1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.

Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.

2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:

a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.

3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:

“12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:

“b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học;”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này là 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau:

“4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.

5. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;

b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;

c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;

d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;

đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 6 như sau:

“10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:

“d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, Giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 02 tuần được giảm giờ giảng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 04 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này là 03 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Định mức giờ giảng

1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.

2. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;

b) Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;

c) Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;

d) Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;

đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.”

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Trong năm học, nhà giáo, viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này thì được tính dạy thêm giờ.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy: Số giờ dạy thêm không vượt quá 50% định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Nhà giáo được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý:

a) Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;

b) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;

c) Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương; phó trưởng khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương; trưởng bộ môn và tương đương; kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;

Nhà giáo kiêm nhiều nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c khoản này được tính tổng định mức giảm giờ giảng nhưng không vượt quá 50% định mức giờ giảng. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên để quyết định tỷ lệ giờ giảm cho từng trường hợp cụ thể.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Không giảm trừ giờ giảng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

“Điều 11. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn

1. Giảng dạy:

a) Một giờ giảng bằng tiếng nước ngoài đối với các môn học, mô-đun không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn;

b) Một giờ giảng dạy lý thuyết đối với lớp học có số lượng học viên, học sinh, sinh viên vượt quá quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này được nhân hệ số quy đổi nhưng không quá 1,5 giờ chuẩn;

c) Một giờ giảng dạy, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo khác được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;

d) Thời gian thiết kế, cải tiến, tự làm các trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp (cấp tổ môn trở lên phê duyệt) được tính quy đổi ra giờ chuẩn;

đ) Đối với nhà giáo giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, thời gian làm công tác phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính là thời gian giảng dạy.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quy định việc quy đổi ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho nhà giáo đối với các điểm a, b, d, đ khoản này.

2. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào điều kiện thực tế quy định việc quy đổi các hoạt động: soạn đề thi, coi thi, chấm thi kết thúc mô-đun, môn học; soạn đề thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; bồi dưỡng cho nhà giáo tham gia Hội giảng các cấp; bồi dưỡng cho học viên, học sinh, sinh viên tham gia kỳ thi tay nghề các cấp và các nội dung chuyên môn, nghiệp vụ khác ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy hằng năm cho nhà giáo.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:

“2. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 15 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo quy định tại Thông tư này.”

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

2. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; khoản 1 Điều 3 Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ, Vụ Pháp chế,
Vụ TCCB, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 28/2022/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 28, 2022

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULARS ON RECRUITMENT, EMPLOYMENT, TRAINING AND WORKING REGIME FOR VOCATIONAL EDUCATION TEACHERS

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to Labor Code dated November 20, 2019;

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on amendments to some Articles of the Law on Officials and Law on Public Employees dated November 25, 2019;

Pursuant to Government's Decree No. 62/2022/ND-CP dated September 12, 2022 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 on elaboration of some Articles of the Law on Education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 115/2020/ND-CP dated September 25, 2020 on recruitment, employment and management of public employees;

At the request of Director of General Department of Vocational Education;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of Circulars on recruitment, employment, training and working regime for vocational education teachers.

Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 06/2017/TT-BLDTBXH dated March 08, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on recruitment, employment, training applicable to vocational education teachers

1. Article 1 shall be amended as follows:

“Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular elaborates recruitment applicable to vocational education teachers in public vocational training institutions; employment, standardized and advanced training applicable to vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers

2. This Circular applies to vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities, vocational education – continuing education centers; relevant agencies, organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Clause 2 Article 2 shall be amended as follows:

“2. Vocational education teachers in public vocational training institutions and vocational education – continuing education centers who are sent to undergo training programs shall be paid full salaries and other benefits as prescribed by law.”

3. Article 3 shall be amended as follows:

“Article 3. Funding for training

1. With regard to public service providers, funding for training activities shall be covered by the following sources:

a) State budget according to regulations of the law on financial autonomy of public service providers;

b) Revenues from tuition fees and revenues earned from administrative operations;

c) Other sources of revenues as prescribed by law.

2. With regard to private and foreign-invested vocational training institutions, funding for training shall be covered by their financial sources.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 4. Recruitment

The recruitment of teachers in public vocational training institutions shall comply with regulations at Chapter II of Government’s Decree No. 115/2020/ND-CP dated September 25, 2020 on recruitment, employment and management of public employees;

5. Article 5 shall be amended as follows:

“Article 5. Employment

1. Recruits who hold professional titles of public employees specialized in vocational education and training field shall undergo probation according to regulations in Article 21 of Government’s Decree No. 115/2020/ND-CP dated September 25, 2020 on recruitment, employment and management of public employees.

2. Vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers shall employ teachers qualified as prescribed and in accordance with their training fields or in accordance with their labor contracts”.

6. Article 13 shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. Direct vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers under their management to comply with regulations in this Circular.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“3. Manage, direct, inspect and supervise recruitment of teachers in public vocational training institutions; employment and training for vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers under their management; send annual and ad hoc reports on performance of training activities for teachers to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via General Department of Vocational Education).

7. Article 14 shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. Assist the People’s Committees of provinces to direct and instruct vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers under their management to comply with this Circular.”

b) Clause 3 shall be amended as follows:

“3. Inspect recruitment of teachers in public vocational training institutions under their management; employment and training for vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers. Send annual and ad hoc reports on recruitment, employment and training for vocational education teachers to the People’s Committees of provinces.”

8. Article 15 shall be amended as follows:

a) Name of Article 15 shall be amended as follows:

“Article 15. Responsibilities of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1. Make plans for recruitment of teachers in public vocational training institutions; employment and training for vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers periodically and annually, and then submit them to competent authorities for approval.

Article 2. Amendments to some Articles of Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on working regime for vocational education teachers

1. Article 1 shall be amended as follows:

“Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular elaborates working regime for vocational education teachers in vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers.

2. This Circular applies to vocational education teachers, managerial public employees, public employees who educate college, intermediate, elementary levels and vocational training programs specified in Points a, b, c and d Clause 1 Article 40 of Law on Vocational Education (hereinafter referred to as “other vocational training programs”) in vocational training institutions, institutions having vocational training activities, vocational education – continuing education centers; relevant agencies, organizations and individuals.

3. This Circular shall not apply to teachers of pedagogy under state management of the Ministry of Education and Training; teachers in colleges and post-secondary schools specified in Circular No. 96/2017/TT-BQP dated April 27, 2017 of the Minister of National Defense on standard teaching hour norms and scientific research with regard to teachers in the People's Army of Vietnam.”

2. Article 2 shall be amended as follows:

“Article 2. Standard hours, teaching time, teaching hour norms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A standard teaching hour shall involve up to 35 students for theory classes, up to 18 students for practice classes, up to 10 students for classes related to heavy, hazardous or dangerous industries specified in a list promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

The principals and directors of vocational training institutions, institutions having vocational training activities, vocational education – continuing education centers shall, according to the specific number of students, convert standard hours in conformity with actual conditions and each industry.

2. Teaching time in the training plan shall be calculated by standard hours. To be specific:

a) 45 minutes of theoretical teaching shall be considered as 01 standard hour;

b) 60 minutes of integrated teaching (including theory and practice) shall be considered as 01 standard hour;

c) 60 minutes of practical teaching shall be considered as 01 standard hour.

3. Teaching hour norm shall be determined as number of standard hours for a teacher, which is defined according to academic year.”

3. Clause 12 Article 3 shall be amended as follows:

“12. Perform other duties as required by the principals or directors of vocational training institutions and institutions having vocational training activities.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Point b Clause 1 shall be amended as follows:

“b) Study and participate in standardized training programs, advanced training programs, scientific researches: 08 weeks with regard to teachers of college level; 04 weeks with regard to teachers of intermediate level. The principals and directors of vocational training institutions and institutions having vocational training activities shall elaborate scientific researches with regard to teachers and decide the minimum number of hours that a teacher must conduct scientific research during academic year according to actual conditions and each industry;”

b) Clause 2 shall be amended as follows:

“2. The time for the summer holiday of a teacher is 06 weeks; a managerial public employee or a public employee who is holding title of vocational education lecturer/teacher and teaching specified in Clause 5 Article 5 of this Circular is 04 weeks, including annual leave. During the summer holiday, the teacher shall be paid full salaries and allowances (if any) In addition to the summer holiday, the teachers shall be entitled to public holidays and other holidays as prescribed by the Labor Code. The summer holidays of teachers in vocational training institutions under the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall comply with regulations in Clause 4 Article 3 of Decree No. 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 of the Government on elaboration of some Articles of Law on Education.

According to the academic year plan and actual conditions, the principals or directors of vocational training institutions and institutions having vocational training activities shall give teachers summer holidays in appropriate time.”

5. Article 5 shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. Teaching hour norm of a teacher in an academic year: From 350 to 450 standard hours with regard to teachers of college level; from 400 to 510 standard hours with regard to teachers of intermediate level.

The principals and directors of vocational training institutions and institutions having vocational training activities shall decide appropriate teaching hour norms and the minimum number of hours that a teacher must spend in teaching during academic year according to actual conditions and each industry;”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“4. If a teacher teaches multiple levels in an academic year, his/her teaching hour norm shall be converted and calculated according to teaching hour norm at the highest level. The principals and directors of vocational training institutions and institutions having vocational training activities shall elaborate conversion factor of standard hours with regard to the lower levels in order to calculate standard hour norms during academic year for teachers in conformity with actual conditions and each industry.

5. Teaching hour norms applicable to managerial public employees; public employees who are holding titles of vocational education lecturers/teachers:

a) Council chairperson, principal: 8% of teaching hour norm/year

b) Vice principal: 10% of teaching hour norm/year;

c) Department head and equivalent: 14% of teaching hour norm/year;

d) Department deputy head and equivalent: 18% of teaching hour norm/year;

dd) Other public employees: 20% of teaching hour norm/year.”

6. Clause 10 Article 6 shall be amended as follows:

“10. Perform other duties as required by the principals or directors of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Point d Clause 1 shall be amended as follows:

“d) In case a teacher does not use full of the given time to study or participate in a standardized training program, an advanced training program; engage class observation and exchange teaching experience, and participate in professional activities as prescribed, the principal or director of a vocational training institution, an institution having vocational training activities or a vocational education – continuing education center shall convert the remaining time into the time for teaching or other duties assigned by the principal or director. The converted time shall be included in the teacher’s teaching hour norm in such academic year. The converted time shall be calculated according to the corresponding ratio of the time not to be used for study, standardized training program, advanced training program, class observation and exchange about teaching experience, and participation in professional activities to the time to be used for teaching students prescribed in Point a hereof. In case a teacher participates in a course, standardized training program or advanced training program which lasts more than 02 weeks, he/she shall be eligible for reduction in teaching time as prescribed in Point a Clause 4 Article 10 of this Circular.

b) Clause 2 shall be amended as follows:

“2. The time for the summer holiday of a teacher is 04 weeks; a managerial public employee or a public employee who is holding title of vocational education lecturer/teacher and teaching specified in Clause 2 Article 8 of this Circular is 03 weeks, including annual leave. During the summer holiday, the teacher shall be paid full salaries and allowances (if any) In addition to the summer holiday, the teachers shall be entitled to public holidays and other holidays as prescribed by the Labor Code. The summer holidays of teachers in vocational training institutions under the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall comply with regulations in Clause 4 Article 3 of Decree No. 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 of the Government on elaboration of some Articles of Law on Education.

According to the academic year plan and actual conditions, the principals or directors of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers shall give teachers summer holidays in appropriate time.”

8. Article 8 shall be amended as follows:

“Article 8. Teaching hour norms

1. Teaching hour norm of a teacher of elementary level, other vocational training programs in an academic year specified in Points a, b, c and d Clause 1 Article 40 of Law on Vocational Education: from 450 to 580 standard hours.

The principals and directors of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers shall decide teaching hour norms and the minimum number of hours that a teacher must spend in teaching during academic year according to actual conditions and each industry;”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Principal: 8% of teaching hour norm/year;

a) Vice principal: 10% of teaching hour norm/year;

c) Department head and equivalent: 14% of teaching hour norm/year;

d) Department deputy head and equivalent: 18% of teaching hour norm/year;

dd) Other public employees: 20% of teaching hour norm/year;

9. Article 9 shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. In an academic year, in case a teacher, managerial public employee; a public employee holding title of vocational education lecturer/teacher who is qualified for teaching has the number of teaching hours in excess of teaching hour norm specified in Clauses 1, 2, 3, 5 Article 5 and Article 8 of this Circular, it shall be considered as overtime teaching.

b) Clause 3 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Article 10 shall be amended as follows:

a) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. Teachers who hold leadership positions or part-time managerial positions:

a) A teacher cum supervising teacher or academic consultant shall be eligible for a reduction of 15% of teaching hour norm per class;

b) A teacher cum caretaker of specialized classroom/practice workshop shall be eligible for a reduction of 10% of teaching hour norm per classroom/workshop in presence of a full time staff member, or a reduction of 15% of teaching hour norm per classroom/workshop in absence of a full time staff member;

c) A teacher cum dean, stationmaster, or equivalent; deputy dean, deputy stationmaster, or equivalent; subject head or equivalent; caretaker of library shall be eligible for a reduction of 15 % to 30% of teaching hour norm;

A teacher cum multiple positions specified in Points a, b and c of this Clause shall be eligible for up to 50% reduction in total teaching hour norms. The principals and directors of vocational training institutions, institutions having vocational training activities, vocational education – continuing education centers shall decide the rate of reduction for each specific case according to actual conditions and the number of teachers and students.

b) Clause 3 shall be amended as follows:

“3. Any managerial public employee; public employee who is holding title of vocational education lecturer/teacher prescribed in Clause 5 Article 5 and Clause 2 Article 8 of this Circular shall not be eligible for a reduction of teaching hours prescribed in Points a, b and c Clause 1 and Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 11. Conversion of time for other professional activities to standard hours

1. Teaching:

a) In case of teaching in a foreign language for subjects and modules that are not foreign language subjects, 01 hour shall be considered as 1,5 to 2,0 standard hour

b) In case of a class of more than number of students specified in Clause 4 Article 2 of this Circular, 01 hour of theoretical teaching shall be multiplied by the conversion factor but it shall not exceed 1,5 standard hour.

c) In case of teaching, instructing, providing advanced training of professional qualifications for other teachers, 01 hour shall be considered as 1,5 standard hour;

d) The time for designing, innovating, and self making vocational education equipment (approved by subject group level or higher) shall be converted into standard hours;

dd) In case of teachers of national defense education, physical education, the time for sports and military training for officials, teachers and staff of a institution having vocational training activities shall be considered as teaching time.

The principal and director of vocational training institution, institution having vocational training activities or vocational education – continuing education center shall elaborate the conversion of such teaching time for each teacher specified in Points a,b and d and dd of this Clause.

2. ”The principal and director of vocational training institution, institution having vocational training activities or vocational education – continuing education center shall, according to actual situations, specify the conversion of time for preparing tests, invigilating and giving marks of periodical tests upon completion of modules and subjects; developing, invigilating and giving marks to final exams; instructing a graduation thesis (if any); giving mark to a graduation thesis (if any); instructing probation or probation and work; training teachers in teaching festivals; coaching students to participate in workmanship contests and other professional activities to standard hours for each teacher.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 13. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the People's Committees of provinces

Direct, instruct and inspect compliance with regulations of this Circular with regard to vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers under their management.”

13. Clause 2 Article 14 shall be amended as follows:

"2. Inspect, assess, consolidate and send periodic and ad hoc reports on implementation of working regime applicable to vocational education teachers of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers under management of the People’s Committees of provinces.

14. Article 15 shall be amended as follows:

a) Name of Article 15 shall be amended as follows:

“Article 15. Responsibilities of vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers.”

b) Clause 1 shall be amended as follows:

“1. Elaborate working regime applicable to teachers who teach all levels of vocational education at vocational training institutions, institutions having vocational training activities and vocational education – continuing education centers according to regulations in this Circular."

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into force as of March 01, 2023./.

2. Clauses 3 and 4 Article 12 of Circular No. 06/2017/TT-BLDTBXH dated March 08, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on recruitment, employment, training applicable to vocational education teachers; Clause 1 Article 3 of Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH dated December 26, 2018 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on amendments to some Articles of Circular No.42/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 on elementary level training, Circular No.43/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 on continuing education, Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017 on working regime for vocational education teachers, Circular No. 08/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017 on standards in qualifications of vocational education teachers, Circular No. 10/2017/TT-BLDTBXH dated March, 13 2017 on forms of intermediate-level and college-level diplomas; printing, management, issuance, revocation and termination of intermediate-level and college-level diplomas and Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH dated December 28, 2017 on training at college, intermediate, elementary level in form of in-service training shall be annulled.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration.

 

 

PP. MINISTER
 DEPUTY MINISTER




Le Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 sửa đổi Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.066

DMCA.com Protection Status
IP: 34.83.233.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!