Các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo cần làm gì?

Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo cần làm gì? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh X.P đến từ Hòa Bình.

Báo cáo trong cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Báo cáo được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:

Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.

chế độ báo cáo

Chế độ báo cáo (Hình từ Internet)

Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo cần làm gì?

Thì theo khoản 9 Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:

Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo
...
9. Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo
Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng; mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.

Theo đó, đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải:

- Hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng;

- Mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.

Ban hành chế độ báo cáo đột xuất phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Ban hành chế độ báo cáo đột xuất phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP cụ thể:

- Chế độ báo cáo đột xuất được ban hành bằng văn bản hành chính.

- Chế độ báo cáo đột xuất được ban hành phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP đồng thời đáp ứng các yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:

Nội dung chế độ báo cáo
Nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần sau:
1. Tên báo cáo;
2. Nội dung yêu cầu báo cáo;
3. Đối tượng thực hiện báo cáo;
4. Cơ quan nhận báo cáo;
5. Phương thức gửi, nhận báo cáo;
6. Thời hạn gửi báo cáo;
...
Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo
1. Tên báo cáo
Tên báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện được bao quát nội dung, phạm vi yêu cầu báo cáo.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo
Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo
a) Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo;
b) Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo
Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua Fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử;
đ) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
e) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
a) Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo;
b) Thời hạn gửi báo cáo được xác định căn cứ vào đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo, nhưng phải bảo đảm thời gian không ít hơn 01 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo đến thời hạn gửi báo cáo hoặc ước tính thời gian từ khi nhận được báo cáo để tổng hợp đến thời gian hoàn thành báo cáo và gửi đi.
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau thì quy định rõ thời hạn đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó;
c) Đối với báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo.
6. Tần suất thực hiện báo cáo
a) Quy định về tần suất thực hiện báo cáo phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mục đích và yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành;
b) Thực hiện lồng ghép các nội dung báo cáo, bảo đảm chỉ yêu cầu báo cáo một lần trong một kỳ báo cáo đối với các nội dung thuộc cùng ngành, lĩnh vực quản lý.
...
Chế độ báo cáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng quý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc bộ quốc phòng?
Pháp luật
Thông tư 06/2024/TT-BQP hướng dẫn chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc bộ quốc phòng?
Pháp luật
Báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Thời gian chốt số liệu báo cáo là gì? Chế độ báo cáo có bắt buộc phải có nội dung về thời gian chốt số liệu báo cáo không?
Pháp luật
Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ được ban hành dựa theo nguyên tắc nào? Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành để làm gì?
Pháp luật
Chế độ báo cáo đột xuất của cơ quan hành chính nhà nước được dùng trong những vấn đề bất thường có đúng không? Chế độ báo cáo trong nội bộ có thuộc chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước không?
Pháp luật
Chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là gì? Chế độ báo cáo mật có nằm trong chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước không?
Pháp luật
Các loại chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định hiện nay? Cơ quan nào có có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thông qua ứng dụng công nghệ thông tin?
Pháp luật
Chế độ báo cáo định kỳ của cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ báo cáo
401 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ báo cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào