Chế độ báo cáo đột xuất của cơ quan hành chính nhà nước được dùng trong những vấn đề bất thường có đúng không? Chế độ báo cáo trong nội bộ có thuộc chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước không?
- Chế độ báo cáo đột xuất của cơ quan hành chính nhà nước được dùng trong những vấn đề bất thường có đúng không?
- Chế độ báo cáo có cần phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo hay không?
- Chế độ báo cáo trong nội bộ có thuộc chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước không?
Chế độ báo cáo đột xuất của cơ quan hành chính nhà nước được dùng trong những vấn đề bất thường có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Các loại chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Chế độ báo cáo chuyên đề là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Chế độ báo cáo đột xuất là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.
Theo đó, chế độ báo cáo đột xuất là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.
Chế độ báo cáo
Chế độ báo cáo có cần phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
1. Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.
3. Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
4. Chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
5. Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Theo đó, chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
Như vậy, chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo.
Chế độ báo cáo trong nội bộ có thuộc chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về:
a) Nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia;
d) Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
2. Nghị định này không điều chỉnh:
a) Chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê;
b) Chế độ báo cáo mật theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước;
c) Chế độ báo cáo trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, theo nghị định trên là quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Do đó, quy định trên nói rằng chế độ báo cáo trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh đối với văn bản này.
Như vậy, chế độ báo cáo trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước không thuộc chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?