Cá nhân trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật có cần phải từng được đào tạo về pháp luật hay không?
- Cá nhân có thể tham gia vào hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thông qua những hình thức nào?
- Cá nhân muốn trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật có cần phải từng được đào tạo về pháp luật hay không?
- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được giao thực hiện những nhiệm vụ gì?
Cá nhân có thể tham gia vào hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên.
4. Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Các tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 14/2014/TT-BTP quy định về các hình thức tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân như sau:
Các hình thức tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân
...
2. Cá nhân tham gia vào hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp đến Phòng tiếp công dân của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phản ánh, cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật;
b) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Như vậy, cá nhân có thể tham gia vào hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thông qua một số hình thức sau:
- Trực tiếp đến Phòng tiếp công dân của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Gửi ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phản ánh, cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật
- Trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Cá nhân trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật có cần phải từng được đào tạo về pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật có cần phải từng được đào tạo về pháp luật hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-BTP về những quy định liên quan đến hoạt động của cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Cá nhân là chuyên gia, nhà khoa học được huy động tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 59/2012/NĐ-CP phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kỷ luật, người đang chấp hành hình phạt, đang bị quản chế hành chính.
b) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Có trình độ, kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với công việc mà cơ quan theo dõi thi hành pháp luật yêu cầu.
...
Theo đó, cá nhân trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật bản chất đã là chuyên gia, nhà khoa học, ngoài ra còn phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn luật định.
Trong đó, về trình độ và kinh nghiệm, cá nhân phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đồng thời có trình độ, kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với công việc mà cơ quan theo dõi thi hành pháp luật yêu cầu.
Do đó, có thể hiểu cá nhân muốn trở thành cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải được đào tạo về pháp luật.
Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được giao thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 14/2014/TT-BTP quy định về hoạt động của công tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Cộng tác viên được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, người đứng đầu cơ quan tư pháp tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cùng cấp huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân am hiểu chuyên môn về ngành, lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc theo từng vụ việc cụ thể.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-BTP có quy định như sau:
Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật
...
2. Cơ quan nhà nước thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật có thể huy động sự tham gia của cộng tác viên trong các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mẫu phiếu khảo sát; xử lý kết quả điều tra, khảo sát; tổng hợp, phân tích, xây dựng báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và các hoạt động khác về điều tra, khảo sát.
b) Thu thập thông tin; rà soát, đối chiếu tính chính xác, phù hợp của thông tin; đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá trong việc xử lý thông tin.
c) Xây dựng báo cáo kết quả xử lý thông tin. Báo cáo phải đưa ra nhận định, đánh giá khách quan, chính xác về tình hình thi hành pháp luật và đưa ra nhưng kiến nghị phù hợp đối với thông tin thu thập được.
Như vậy, khi trở thành công tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cá nhân được giao thực hiện một số hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể như quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?