Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào?

Xin cho hỏi về phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào? Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào? - Câu hỏi của anh Bích đến từ Thái Thụy, Thái Bình.

Phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy là các công tác cứu nạn cứu hộ sau:

- Sự cố, tai nạn cháy;

- Sự cố, tai nạn nổ;

- Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

- Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Các sự cố, tai nạn nêu trên là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP; cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào?

Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)

Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung cơ bản nào?

Theo Điều 7 Thông Tư 08/2018/TT-BCA quy định thì:

Chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
c) Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
d) Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
đ) Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
e) Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
2. Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
4. Mẫu "Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ" do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

Theo đó chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm 6 nội dung cơ bản được chia thành 2 chuyên đề theo quy định nêu trên.

Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung nào?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định về nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ như sau:

Chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Những vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề, chuyên sâu theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
c) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng và ứng dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
đ) Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
e) Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
2. Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Công tác quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ;
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
d) Các nội dung khác khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
Hằng năm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, cụ thể như sau:
a) Đối với lãnh đạo cấp Phòng: 200 giờ;
b) Đối với chỉ huy Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ: 300 giờ;
c) Đối với Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ: 400 giờ.
Cứu nạn cứu hộ
Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Pháp luật
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Pháp luật
Quy định về cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy như thế nào? Chặn cửa thoát hiểm có thể bị phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng?
Pháp luật
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Pháp luật
Trong hồ sơ mời thầu thi công về phòng cháy, chữa cháy có bao gồm yêu cầu nhà thầu tham gia phải có chứng chỉ thi công và phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Cơ quan công an phòng cháy chữa cháy kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Số người trong đội phòng cháy chữa cháy cơ sở của doanh nghiệp có 1079 nhân viên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024? Đơn vị nào phải gửi báo cáo định kỳ 6 tháng/năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cứu nạn cứu hộ
3,561 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cứu nạn cứu hộ Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cứu nạn cứu hộ Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào