Bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào?

Cho tôi hỏi bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào? Người mắc bệnh tâm thần có được xác định là mất năng lực hành vi dân sự hay không? Các bệnh viện khám chữa bệnh tâm thần tổ chức khám chữa bệnh như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào?

Bệnh tâm thần là một dạng bệnh lý xuất hiện do hiện tượng rối loạn hoạt động của não bộ. Sự rối loạn này sẽ gây nên những biến đổi một cách bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm và hành vi, ý tưởng của người bệnh.

Bộ Y tế ban hành Quyết định 2999/QĐ-BYT trong đó có đề cập đến 30 bệnh tâm thần/rối loạn tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần, cụ thể như sau:

(1). Mất trí trong bệnh pick (F02.0)

(2). Mất trí không biệt định (F03)

(3). Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)

(4). Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)

(5). Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)

(6). Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)

(7). Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)

(8). Hưng cảm nhẹ (F30.0)

(9). Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)

(10). Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)

(11). Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)

(12). Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1)

(13). Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)

(14). Khí sắc chu kỳ (F34.0)

(15). Rối loạn hoảng sợ (F41.0)

(16). Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)

(17). Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)

(18). Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)

(19). Phản ứng hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F43.22)

(20). Sững sờ phân ly (F44.2)

(21). Các rối loạn vận động phân ly (F44.4)

(22). Co giật phân ly (F44.5)

(23). Các rối loạn phân ly (chuyển di) hỗn hợp (F44.7)

(24). Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)

(25). Xu hướng tình dục quá mức (F52.7)

(26). Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.0)

(27). Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.1)

(28). Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm (F62.0)

(29). Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần (F62.1)

(30). Loạn dục trẻ em (F65.4)

Những người bị mắc bệnh tâm thần có thể sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và cả hành vi của mình. Những triệu chứng tâm thần nhẹ có thể xuất hiện ở dạng thể chất, điển hình như:

- Cơ thể mệt mỏi thường xuyên.

- Đau vùng lưng và ngực.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Khô miệng.

- Thường xuyên nhức đầu và chóng mặt.

- Cân nặng có thể tăng hoặc giảm một cách bất thường.

- Tim đập nhanh hơn.

Ngoài những triệu chứng về sức khỏe thì người bị tâm thần còn có những cách nhận diện thông qua hành vi như:

- Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi hàng ngày có sự bất thường.

- Thường xuyên cảm thấy buồn chán.

- Chứng sợ hãi và lo lắng xuất hiện nhiều hơn.

- Bị nhầm lẫn tư duy.

- Có dấu hiệu xa lánh bạn bè và các hoạt động hàng ngày.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Thường xuyên nhìn thấy ảo giác, tách rời với đời sống thực tại.

- Bị mất đi khả năng xử lý với các tình huống hàng ngày hoặc bị căng thẳng.

- Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy.

- Thói quen ăn uống trở nên bất thường.

- Cảm xúc tức giận quá đà, có xu hướng thù địch hoặc bạo lực.

- Có suy nghĩ đến việc tự sát.

Bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào?

Bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào? (Hình từ Internet)

Người mắc bệnh tâm thần có được xác định là mất năng lực hành vi dân sự hay không?

Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo đó, người bệnh tâm thần chỉ được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Các bệnh viện khám chữa bệnh tâm thần tổ chức khám chữa bệnh như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2022/TT-BYT, các bệnh viện khám chữa bệnh tâm thần tổ chức khám chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm:

- Cấp cứu, hồi sức;

- Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;

- Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn;

- Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định;

- Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh;

- Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh;

- Tổ chức hoặc tham gia khám và chứng nhận tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định;

- Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng;

- Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động.

Bệnh tâm thần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người bệnh tâm thần điều trị tại bệnh viện không có người nhận giải quyết ra sao?
Pháp luật
Những trường hợp nào sẽ phải trưng cầu giám định bệnh tâm thần? Hiện nay có bao nhiêu bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần?
Pháp luật
Lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định?
Pháp luật
Người khuyết tật bị mắc bệnh tâm thần có được hỗ trợ chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện không?
Pháp luật
Người có triệu chứng tâm thần nhẹ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đúng không?
Pháp luật
Bệnh tâm thần là gì và triệu chứng tâm thần nhẹ thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nào?
Pháp luật
Người bệnh tâm thần giết cha mẹ đẻ có bị phạt tù hay không? Người này sẽ được đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện sức khỏe tâm thần thực hiện nhiệm vụ gì trong công tác khám bệnh, chữa bệnh tâm thần?
Người mắc bệnh tâm thần giết người
Người mắc bệnh tâm thần giết người có ở tù không? Gia đình có phải chịu trách nhiệm thay khi người mắc bệnh tâm thần giết người không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tâm thần
3,016 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tâm thần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh tâm thần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào