Bể chứa xăng dầu của cửa hàng xăng dầu trên mặt đất phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào theo Quy chuẩn?
Yêu cầu chung đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 QCVN 01:2020/BCT - Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu về yêu cầu chung đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất, cụ thể như sau:
"Điều 6. Yêu cầu chung
1. Vị trí xây dựng, neo đậu cửa hàng xăng dầu, các dịch vụ tiện ích thuộc cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ để thanh toán phải được thực hiện ngoài vùng nguy hiểm hoặc các thiết bị phải là loại phòng nổ.
3. Đối với cửa hàng xăng dầu có kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ các quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6223:2017 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn.
4. Cửa hàng xăng dầu phải xây dựng phương án phòng ngừa sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định cùa pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
6. Quy định đối với với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất
Ngoài các yêu cầu từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này, cửa hàng xăng dầu trên mặt đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn quy định trong Bảng 2.
b) Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; phải đảm bảo khả năng chịu lực ổn định trước tác động của trọng tải, ăn mòn của môi trường xung quanh trong suốt thời hạn sử dụng công trình.
c) Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chiều rộng một làn xe đi trong cửa hàng không nhỏ hơn 3,5 m. Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m.
- Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
d) Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m (so với cốt nền sân bên trong cửa hàng), bằng vật liệu không cháy. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành.
đ) Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng, chiều cao của mái che không nhỏ hơn 4,75 m.
7. Quy định đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt nước
Ngoài các yêu cầu từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này, cửa hàng xăng dầu trên mặt nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa II, III theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình hoặc QCVN 72:2013/BGTVT Quy chuẩn quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
b) Phải có phương án phòng chống lụt bão, phải xác định vị trí neo đậu tránh bão theo quy định. Đối với cửa hàng xăng dầu xây cố định phải có biện pháp chống, néo và sơ tán để tránh bão theo quy định."
Yêu cầu quy chuẩn bể chứa xăng dầu của cửa hàng xăng dầu (Hình từ Internet)
Bể chứa của cửa hàng xăng dầu trên mặt đất phải được lắp đặt như thế nào thì mới đảm bảo an toàn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 QCVN 01:2020/BCT- Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu về bể chứa xăng dầu của cửa hàng xăng dầu trên mặt đất như sau:
"Điều 8. Bể chứa xăng dầu
1. Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất
a) Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy.
b) Lắp đặt bể chứa xăng dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.
- Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
- Khi lắp đặt bể chứa xăng dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
- Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m.
- Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
- Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu.
c) Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090:1985 Kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu - Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế.
d) Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng dầu đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy định trong Bảng 4.
..."
Bể chứa của cửa hàng xăng dầu trên mặt đất phải được lắp đặt như sau:
- Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.
- Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
- Khi lắp đặt bể chứa xăng dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
- Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m.
- Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
- Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu.
Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường của cửa hàng xăng dầu trên mặt đất đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 QCVN 01:2020/BCT - Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu về hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau:
"Điều 13. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
1. Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất
a) Nước sinh hoạt, nước chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được lấy từ nguồn nước công cộng, nước ngầm hoặc nước mặt.
b) Có thể kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt và nước chữa cháy cho cửa hàng.
c) Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống rãnh thoát riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc tấm đan nan thép để tránh tích tụ hơi xăng dầu. Phải bố trí hố bịt trước khi đấu nối hệ thống rãnh thoát nước thải nhiễm dầu vào hệ thống thoát nước chung.
d) Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được xử lý đáp ứng các quy định tại QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
đ) Các công cụ, chất thải đã nhiễm dầu phải được phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 nám 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
..."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?