Bảo hiểm bắt buộc ô tô năm 2024 bao nhiêu tiền? Người dân có được dùng bảo hiểm ô tô online không?
Bảo hiểm bắt buộc ô tô năm 2024 bao nhiêu tiền? Người dân có được dùng bảo hiểm bắt buộc ô tô online không?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phí bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe cơ giới hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mức phí bảo hiểm bắt buộc ô tô được quy định như sau:
TT | Loại xe | Phí bảo hiểm (đồng) |
I | Xe ô tô không kinh doanh vận tải | |
1 | Loại xe dưới 6 chỗ ngồi | 437.000 |
2 | Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi | 794.000 |
3 | Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi | 1.270.000 |
4 | Loại xe trên 24 chỗ ngồi | 1.825.000 |
5 | Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) | 437.000 |
II | Xe ô tô kinh doanh vận tải | |
1 | Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký | 756.000 |
2 | 6 chỗ ngồi theo đăng ký | 929.000 |
3 | 7 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.080.000 |
4 | 8 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.253.000 |
5 | 9 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.404.000 |
6 | 10 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.512.000 |
7 | 11 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.656.000 |
8 | 12 chỗ ngồi theo đăng ký | 1.822.000 |
9 | 13 chỗ ngồi theo đăng ký | 2.049.000 |
10 | 14 chỗ ngồi theo đăng ký | 2.221.000 |
11 | 15 chỗ ngồi theo đăng ký | 2.394.000 |
12 | 16 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.054.000 |
13 | 17 chỗ ngồi theo đăng ký | 2.718.000 |
14 | 18 chỗ ngồi theo đăng ký | 2.869.000 |
15 | 19 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.041.000 |
16 | 20 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.191.000 |
17 | 21 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.364.000 |
18 | 22 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.515.000 |
19 | 23 chỗ ngồi theo đăng ký | 3.688.000 |
20 | 24 chỗ ngồi theo đăng ký | 4.632.000 |
21 | 25 chỗ ngồi theo đăng ký | 4.813.000 |
22 | Trên 25 chỗ ngồi | [4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)] |
23 | Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) | 933.000 |
III | Xe ô tô chở hàng (xe tải) | |
1 | Dưới 3 tấn | 853.000 |
2 | Từ 3 đến 8 tấn | 1.660.000 |
3 | Trên 8 đến 15 tấn | 2.746.000 |
4 | Trên 15 tấn | 3.200.000 |
IV | Xe tập lái | 120% của phí xe cùng chủng loại |
V | Xe Taxi | 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi |
VI | Xe ô tô chuyên dùng | |
1 | Xe cứu thương | Bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) |
2 | Xe chở tiền | Bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi |
3 | Xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế | Bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn. |
VII | Đầu kéo rơ-moóc | Tính bằng 150% của phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc. |
VIII | Xe buýt | Tính theo phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi |
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay còn được gọi là bảo hiểm bắt buộc ô tô, là một trong những giấy tờ bất ly thân của người lái xe ô tô khi đi đường. Hiện nay theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì người dân có thể sử dụng bảo hiểm ô tô bản giấy và bảo hiểm ô tô bản điện tử.
Do đó, người dân được có thể sử dụng bảo hiểm ô tô online theo quy định.
Bảo hiểm bắt buộc ô tô năm 2024 bao nhiêu tiền? Người dân có được dùng bảo hiểm ô tô online không? (Hình từ internet)
Không có bảo hiểm xe ô tô bắt buộc khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe ô tô mà không có mang theo hoặc không có bảo hiểm ô tô bắt buộc còn hiệu lực thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Bảo hiểm xe ô tô bắt buộc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
b) Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
c) Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
đ) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
4. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bảo hiểm ô tô bắt buộc là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm ô tô bắt buộc giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 bảo hiểm bắt buộc. Chủ xe ô tô bị mất bảo hiểm bắt buộc ô tô phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm trọng tài có phải thông báo về việc lập Văn phòng đại diện trong nước cho Sở Tư pháp không?
- Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong trường hợp giải phóng hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai là gì?
- Đại lý phân phối chứng chỉ quỹ không phải công ty chứng khoán có thể làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác không?
- UBND thành phố Hồ Chí Minh được vay lại vốn vay ODA khi không có nợ vay lại vốn vay ODA quá hạn bao nhiêu ngày?
- Phóng viên thường trú là vợ của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài có phải cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ không?