Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định thế nào? Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không?
Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ
1. Phạm vi bảo vệ trên không của phần đường theo phương thẳng đứng không thấp hơn chiều cao tĩnh không của đường. Đối với đoạn đường có dự phòng chiều cao tăng cường lớp mặt đường, chiều cao bù lún và các trường hợp cần dự phòng tôn cao mặt đường thì phải cộng chiều cao này với chiều cao tĩnh không.
2. Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được quy định như sau:
a) Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ tính từ điểm cao nhất của kết cấu trên các mặt cắt ngang cầu trở lên theo phương thẳng đứng là 02 mét nhưng không thấp hơn chiều cao tĩnh không quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cầu đường bộ xây dựng vượt đường sắt, đường bộ khác phải bảo đảm tĩnh không của đường sắt, đường bộ bên dưới;
c) Cầu đường bộ xây dựng trên khu vực có hoạt động giao thông đường thủy nội địa, giao thông hàng hải phải bảo đảm khổ thông thuyền cho tàu, thuyền lưu thông an toàn theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được tính từ điểm cao nhất của kết cấu trên các mặt cắt ngang cầu trở lên theo phương thẳng đứng là 02 mét nhưng không thấp hơn chiều cao tĩnh không quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Đường bộ 2024.
Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định như thế nào? Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không? (Hình từ Internet)
Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 165/2024/NĐ-CP như sau:
Xây dựng, lắp đặt và khai thác công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
1. Công trình quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ (sau đây gọi chung là công trình hạ tầng) khi xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải thực hiện theo quy định sau:
a) Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp công trình đường sắt, đường tàu điện giao cắt, đi song song liền kề với đường bộ.
2. Không lắp đặt đường ống dẫn khí đốt, các chất dễ cháy, nổ vào trong hầm đường bộ; không lắp đặt đường dây tải điện cao thế theo quy định của pháp luật về điện lực vào cầu đường bộ, trừ trường hợp cầu đường bộ có thiết kế hạng mục dành riêng cho lắp đặt đường dây tải điện cao thế phù hợp nhưng phải bảo đảm an toàn điện, an toàn về phòng, chống cháy nổ và phải cắt điện theo yêu cầu của người quản lý, sử dụng đường bộ để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và cải tạo, nâng cấp cầu đường bộ.
3. Chủ đầu tư xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng có trách nhiệm hoàn trả kết cấu hạ tầng đường bộ bị ảnh hưởng và phải đáp ứng các quy định sau:
a) Kết cấu hạ tầng đường bộ hoàn trả phải được thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn;
b) Quy mô, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường bộ hoàn trả không được thấp hơn kết cấu hạ tầng đường bộ trước khi xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng.
Như vậy, không được lắp đặt đường dây tải điện cao thế theo quy định của pháp luật về điện lực vào cầu đường bộ, trừ trường hợp cầu đường bộ có thiết kế hạng mục dành riêng cho lắp đặt đường dây tải điện cao thế phù hợp nhưng phải đáp ứng điều kiện sau để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và cải tạo, nâng cấp cầu đường bộ:
- Bảo đảm an toàn điện, an toàn về phòng, chống cháy nổ
- Phải cắt điện theo yêu cầu của người quản lý, sử dụng đường bộ.
Nguyên tắc hoạt động đường bộ được quy định như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024 như sau:
- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
- Tín hiệu đèn giao thông là gì? Tín hiệu đèn giao thông có tác dụng gì? 3 màu đèn giao thông có ý nghĩa gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?
- Có mấy phương pháp xác định dự toán ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT bằng vốn ngân sách nhà nước?
- Có thể ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích không?