Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
- Trình tự chuẩn bị và xây dựng Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện như thế nào?
- Đánh giá chủ trương chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào những nội dung nào?
- Yêu cầu khung về nội dung Báo cáo ý kiến đối với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Trình tự chuẩn bị và xây dựng Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Hướng dẫn việc chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia (sau đây gọi chung là Hướng dẫn) ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023, trình tự chuẩn bị và xây dựng Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.
Đơn vị được Tổng Kiểm toán nhà nước giao chủ trì xây dựng, trình Tổng Kiểm toán nhà nước kế hoạch tổ chức thực hiện trong đó nêu rõ các bước công việc, trách nhiệm các đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện.
Bước 2: Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023.
Bước 3: Đánh giá chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023.
Bước 4: Xây dựng, hoàn thiện Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023.
Lưu ý: Căn cứ theo tình hình thực tế Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ có những yêu cầu và hướng dẫn cụ thể các thủ tục và nội dung các bước công việc thực hiện nêu trên.
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá chủ trương chương trình mục tiêu quốc gia tập trung vào những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023, đơn vị chủ trì chuẩn bị ý kiến đánh giá báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia tập trung đánh giá tính tuân thủ, trình tự, thủ tục theo những nội dung sau:
- Việc tuân thủ các quy định về điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Việc đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia.
- Sự cần thiết đầu tư chương trình.
- Việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay (nếu có).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững (nếu có).
- Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá về cơ chế đặc thù đối với dự án (nếu có).
Yêu cầu khung về nội dung Báo cáo ý kiến đối với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1427/QĐ-KTNN năm 2023 về yêu cầu khung nội dung Báo cáo ý kiến đối với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia gồm:
(1) Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình đầu tư công.
(2) Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
(3) Một số nội dung cơ bản của chương trình:
- Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình.
- Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình (danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư), dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác.
- Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả.
- Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc.
- Việc phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện.
- Các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình.
- Xem xét có ý kiến đối với: đối tượng thụ hưởng của chương trình; việc triển khai xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình; tình hình thực hiện chương trình, dự án giai đoạn trước (nếu chuyển từ giai đoạn trước sang); việc thẩm định chủ trương đầu tư của các cấp liên quan.
(4) Tình hình tiếp thu, chỉnh sửa của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư đối với ý kiến tham gia của Hội đồng thẩm định Nhà nước.
(5) Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?