Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
- Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
- Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
- Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương có quyền kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương không?
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2022 như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho Ban Chỉ đạo Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, các Tổ công tác của các chương trình mục tiêu quốc gia và các Cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương.
Như vậy, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với Ban Chỉ đạo Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, các Tổ công tác của các chương trình mục tiêu quốc gia và các Cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương.
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2022 về nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương
1. Ban Chỉ đạo Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tập thể thảo luận, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương tham gia, thực hiện đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và kịp thời báo cáo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại Quy chế này.
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tập thể thảo luận, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương kết luận và chỉ đạo thực hiện.
Ngoài ra, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Ban Chỉ đạo Trung ương Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phải tham gia và thực hiện đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương; kịp thời báo cáo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về các nhiệm vụ được phân công theo quy định.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương có quyền kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2022 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương và Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
a) Thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương xử lý và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; xử lý các công việc phát sinh trong trường hợp không tổ chức họp Ban Chỉ đạo Trung ương.
b) Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương.
c) Kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.
Như vậy, theo quy định trên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương có quyền kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?