Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?

Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11 của Bộ LĐTBXH? Mức phụ cấp đối với chức lãnh đạo, quản lý cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là bao nhiêu? Phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập nhằm mục đích gì?

Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11 của Bộ LĐTBXH?

Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH, có dạng:

Phụ lục IV

Xem và tải Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng mới nhất

Tải về

Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?

Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức phụ cấp đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH quy định về mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:

TT

Chức danh

Hệ số phụ cấp chức vụ






Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

1

Giám đốc

0,7

0,6

0,5

0,3

2

Phó Giám đốc

0,5

0,4

0,3

0,2

3

Trưởng phòng và tương đương

0,3

0,25

0,20

0,15

4

Phó trưởng phòng và tương đương

0,25

0,20

0,15

0,10

Lưu ý: Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Hồ sơ đề nghị xếp hạng (bao gồm cả trường hợp xếp lại hạng) như sau:

Trường hợp, hồ sơ, thẩm quyền và thời hạn xếp hạng
...
2. Hồ sơ đề nghị xếp hạng (bao gồm cả trường hợp xếp lại hạng):
a) Văn bản đề nghị xếp hạng của đơn vị;
b) Bảng chấm điểm các nhóm tiêu chí theo quy định;
c) Các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng điểm số đạt được;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thẩm quyền quyết định xếp hạng:
a) Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo xếp hạng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ;
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội khác chưa có hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức thì cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị xem xét, quyết định xếp hạng đơn vị theo thẩm quyền.
...

Như vậy, hồ sơ đề nghị xếp hạng bao gồm:

- Văn bản đề nghị xếp hạng của đơn vị;

- Bảng chấm điểm các nhóm tiêu chí theo quy định;

Xem và tải Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng mới nhất

Tải về

- Các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng điểm số đạt được;

- Các tài liệu khác có liên quan.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH quy định Quyết định xếp hạng có giá trị trong 05 năm (60 tháng) kể từ ngày quyết định xếp hạng có hiệu lực.

Phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập nhằm mục đích gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg quy định về mục đích phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập nhằm:

- Tiếp tục kiện toàn và tăng cường công tác quản lý đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập; khắc phục sự thiếu tính thống nhất về phân loại, xếp hạng và khuynh hướng nâng hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

- Thực hiện phân cấp quản lý cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc phạm vi quản lý của từng cấp.

- Phục vụ cho việc thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập là một căn cứ để quy định việc áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của từng loại tổ chức theo các mức xếp hạng tương ứng, bảo đảm sự thống nhất trong cả nước.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập trong từng ngành, lĩnh vực; đổi mới phương thức đầu tư cho mỗi loại tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập theo hệ thống phân loại, xếp hạng.

Bên cạnh đó, tại Điều 19 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Căn cứ vào nhóm tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc cấp mình quản lý và gửi báo cáo xếp hạng về Bộ Nội vụ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với các sở, ban, ngành của tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập theo phân cấp.

Phục hồi chức năng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phục hồi chức năng
Cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu bệnh án phục hồi chức năng? Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không?
Pháp luật
Phục hồi chức năng là gì? Hoạt động phục hồi chức năng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tại các cơ sở phục hồi chức năng có tiếp nhận người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hay không?
Pháp luật
Phục hồi chức năng là hoạt động như thế nào? Có các chức danh chuyên môn gì về phục hồi chức năng?
Pháp luật
Cơ sở phục hồi chức năng được tổ chức theo các hình thức nào? Có bao nhiêu kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng?
Pháp luật
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hoạt động thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng?
Pháp luật
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào? Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
Pháp luật
Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ thế nào? Tại khoa cần tổ chức các bộ phận gì?
Pháp luật
Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phục hồi chức năng
48 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phục hồi chức năng Cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phục hồi chức năng Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào