Yêu cầu xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ năm 2024?
- Yêu cầu xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ năm 2024?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những điều kiện gì?
- Điều kiện của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường bộ ra sao?
- Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc thẩm quyển của cơ quan nào?
Yêu cầu xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ năm 2024?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi như sau:
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
- Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
- Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Như vậy, việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đảm bảo tuân thủ 04 yêu cầu nêu trên.
Yêu cầu xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ năm 2024? (Hình ảnh Internet)
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng 03 điều kiện trên.
Điều kiện của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường bộ ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Như vậy, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện:
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải:
+ Đảm bảo có đủ các điều kiện về kỹ thuật và nghiệp vụ để điều khiển phương tiện.
+ Hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về hàng hóa nguy hiểm và được cấp giấy chứng nhận phù hợp.
- Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải:
+ Được huấn luyện về an toàn và cũng phải có giấy chứng nhận chứng minh đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn với loại hàng hóa nguy hiểm mà họ thao tác.
Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho cả người tham gia vận chuyển và cộng đồng xung quanh, giảm thiểu rủi ro từ các tác động tiềm tàng của hàng hóa nguy hiểm. Đây là một phần trong nỗ lực để quản lý chặt chẽ các hoạt động liên quan đến hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.
Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc thẩm quyển của cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
5. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
6. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
7. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ chối cấp giấy phép đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ có hành trình đi qua công trình hầm, phà theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Như vậy, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?
- Thế nào là diện tích đất công nghiệp? Diện tích đất công nghiệp được dùng với mục đích gì theo Nghị định 32?
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thuộc thẩm quyền của ai?
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt có phải là khu phi thuế quan không? Bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện để thành lập khu kinh tế?
- Mẫu Đề cương quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng mới nhất? Tải mẫu Đề cương quan trắc công trình?