Yêu cầu về tính an toàn của học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm như thế nào?

Hiểu thế nào về học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm? Yêu cầu về tính an toàn của học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm cần đáp ứng là gì? Câu hỏi của anh M.C (Nha Trang).

Hiểu thế nào về học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm?

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT giải thích:

Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
4. Học liệu dạng xuất bản phẩm là học liệu được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm: tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).

Theo quy định trên, học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm được hiểu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong trường mầm non, được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm:

- Tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).

học liệu sử dụng trong trường mầm non

Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm (Hình từ Internet)

Yêu cầu về tính an toàn của học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm cần đáp ứng là gì?

Tính an toàn của học liệu được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

Tính an toàn của học liệu
1. Học liệu xuất bản phẩm dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.
3. Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
4. Đối với học liệu tự làm: bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo quy định trên, học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; Và không vi phạm các quy định của pháp luật.

Học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.

Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm như thế nào trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường?

Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non
...
3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư;
b) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị đồ chơi, học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu của cơ sở giáo dục mầm non;
c) Định kỳ, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng đồ chơi, học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
d) Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng đồ chơi, học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng;

Như vậy, trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường mầm non, Hiệu trưởng trường mầm non phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn học liệu được sử dụng trong trường;

Đồng thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng học liệu của trường mầm non;

Định kỳ, Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);

Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua học liệu nếu có nhu cầu riêng.

Trường mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường mầm non bị giải thể khi nào?
Pháp luật
Ai quyết định việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thông tư 23/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT ra sao?
Pháp luật
Sáp nhập, chia, tách trường mầm non từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 là gì? Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục ra sao?
Pháp luật
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024? Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024?
Pháp luật
Mức kiêm nhiệm bên quản lý trường mầm non tư thục quy định như thế nào? Trường mầm non tư thục có thể bố trí kế toán và thủ quỹ do cùng một người kiêm nhiệm không?
Pháp luật
Điều kiện để mở trường mầm non cho trẻ từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi là gì? Hồ sơ, thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục?
Pháp luật
Hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường mầm non cần chuẩn bị giấy tờ gì? Trình tự thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trường mầm non muốn bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như mở các lớp dạy kỹ năng sống thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mầm non
759 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào