Trường mầm non có được lưu hồ sơ quản lý trẻ em dưới dạng điện tử không? Nhiệm vụ, quyền hạn của trường mầm non?
Trường mầm non có được lưu hồ sơ quản lý trẻ em dưới dạng điện tử không?
Để biết trường mầm non có thể lưu hồ sơ quản lý trẻ em dưới dạng điện tử không thì căn cứ quy định tại Điều 21 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
1. Đối với nhà trường
a) Hồ sơ quản lý trẻ em;
b) Hồ sơ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;
c) Kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo năm học;
d) Hồ sơ phổ cập giáo dục.
đ) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;
e) Hồ sơ quản lý các văn bản;
2. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng:
a) Kế hoạch hoạt động
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.
3. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
b) Sổ theo dõi trẻ em;
c) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, nhà trường có thể lưu hồ sơ quản lý trẻ em dưới dạng điện tử thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường mầm non có được lưu hồ sơ quản lý trẻ em dưới dạng điện tử không? Nhiệm vụ, quyền hạn của trường mầm non? (Hình từ Internet)
Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.
(2) Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(3) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
(4) Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
(5) Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.
(6) Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.
(7) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
(8) Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
(9) Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tại trường mầm non như thế nào?
Theo Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
(1) Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
(i) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
(ii) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
(2) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
(3) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
(4) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
(5) Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/truong-mam-non-2-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/trinh-tu-thu-tuc-cong-nhan-truong-mam-non-dat-chuan-quoc-gia.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/17-11-2025/to-chuyen-mon.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/dinh-chi-hoat-dong-giao-duc-doi-voi-truong-mam-non.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/thang-12/18/thong-tu-23.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/sat-nhap-tach-truong-mam-non.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/dinh-chi-hoat-dong-truong-mam-non.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTMH/08112024/dieu-kien-cho-phep-truong-mam-non-hoat-dong-giao-duc-tu-20-11.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/29102024/bien-ban-hop-hoi-dong-truong-mam-non-thang-11-nam-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/5/09/QK/truong-mam-non-3.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu hộ chiếu nổ mìn hầm lò mới nhất áp dụng từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 23 quy định như thế nào?
- Quy định 225-QĐ/TW năm 2024 về Giải mật bí mật nhà nước về thông tin công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng như thế nào?
- Mẫu Nghị quyết Hội nghị giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Hội nghị giới thiệu nhân sự cấp ủy chi bộ được tiến hành khi nào?
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII pdf Quy định 232 2025? Download Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất?
- Chế độ hưởng trợ cấp hưu trí một lần khi sắp xếp lại bộ máy đối với người nghỉ trong 12 tháng đầu tiên?