Yêu cầu người lao động tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vào ngày chủ nhật thì có phải trả lương không?
Việc huấn luyện an toàn hóa chất được thực hiện đối với những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Theo đó, các đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn hóa chất sẽ gồm người đứng đầu đơn vị; cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; người giám sát và người lao động có liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Yêu cầu người lao động tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vào ngày chủ nhật thì có phải trả lương không? (Hình từ Internet)
Người lao động tham gia huấn luyện an toàn hóa chất thì sẽ được huấn luyện những nội dung nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP) thì việc huấn luyện an toàn hóa chất đối với người lao động sẽ bao gồm các nội dung như:
(1) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
(2) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
(3) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
(4) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
(5) Nội dung thực hành tại cơ sở hoạt động hóa chất: Nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất và thực hành quy trình xử lý một số sự cố hóa chất điển hình tại cơ sở hoạt động hóa chất.
Yêu cầu người lao động tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vào ngày chủ nhật thì có phải trả lương không?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, những khoản thời gian hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý thì được xem là thời giờ làm việc để tính hưởng lương.
Tuy nhiên, khi yêu cầu người lao động đi tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vào ngày chủ nhật, nếu ngày chủ nhật rơi vào ngày nghỉ của công ty thì khi yêu cầu người lao động đi học (xem thời giờ đi học là thời giờ làm việc) thì phía công ty phải chi trả lương cho người lao động đối với khoảng thời gian này.
Thỏa thuận trong hợp đồng lao động là người lao động phải chấp hành việc tham gia học tập này khi được công ty yêu cầu, cho nên thời gian đi huấn luyện an toàn hóa chất này của họ xem là thời gian làm việc để được tính hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?