Việc huấn luyện an toàn hóa chất phải thực hiện chung theo quy định 6 nhóm an toàn vệ sinh lao động hay thực hiện riêng?

Về đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất phải thực hiện riêng hay thực hiện chung theo quy định 6 nhóm an toàn vệ sinh lao động. Bên mình sản xuất cơ khí, trong quá trình sản xuất có sử dụng a xít HNO3 để tẩy rửa bề mặt kim loại, vậy có phải đào tạo an toàn hóa chất riêng không hay chỉ cần đào tạo 6 nhóm theo yêu cầu pháp luật là được? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định những đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất gồm:

"Điều 32. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất."

Huấn luyện an toàn hóa chất

Huấn luyện an toàn hóa chất

Việc huấn luyện an toàn hóa chất phải thực hiện chung theo quy định 6 nhóm an toàn vệ sinh lao động hay thực hiện riêng?

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ-CP thực hiện như sau:

"Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
a) Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
c) Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra."

Theo đó, việc đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất phải thực hiện riêng theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định nêu trên, chứ không thực hiện chung theo quy định 6 nhóm an toàn vệ sinh lao động. Ngoài ra, người lao động làm việc trực tiếp với axít phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất

Tại Điều 35 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất như sau:

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân, tối đa 01 lần 01 năm.

- Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

Huấn luyện an toàn hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất thực hiện huấn luyện cán bộ quản lý phải không? Hay bắt buộc phải do Sở Công thương huấn luyện?
Pháp luật
Người lao động làm việc tại cở sản xuất hóa chất có cần thiết phải được huấn luyện an toàn hóa chất không?
Pháp luật
Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất thuộc về cơ quan nào? Việc kiểm tra này được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Pháp luật
Tham gia huấn luyện an toàn hóa chất có phải là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hóa chất không?
Pháp luật
Người huấn luyện an toàn hóa chất có trình độ cao đẳng có thể huấn luyện an toàn hóa chất được không?
Pháp luật
Việc huấn luyện an toàn hóa chất phải thực hiện chung theo quy định 6 nhóm an toàn vệ sinh lao động hay thực hiện riêng?
Pháp luật
Yêu cầu người lao động tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vào ngày chủ nhật thì có phải trả lương không?
Pháp luật
Tổ chức, huấn luyện an toàn hóa chất được thực hiện trong điều kiện nào? Người huấn luyện an toàn hóa chất cần đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất cho 30 người lao động thì bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Người huấn luyện an toàn hóa chất có phải yêu cầu kinh nghiệm hay không? Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Huấn luyện an toàn hóa chất
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,637 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Huấn luyện an toàn hóa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Huấn luyện an toàn hóa chất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào