Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và công khai báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ra sao?
Cơ quan nào có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 13 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Kiểm toán nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và tham mưu, tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc chỉ đạo xác minh, làm rõ và xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định. Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng thẩm định và làm nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng là Hội đồng thẩm định do Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập
Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
- Vụ Tổng hợp làm nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và công khai báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ra sao? (Hình từ Internet)
Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy trình này tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định tại Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng, như sau:
1. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Kiểm toán nhà nước.
3. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổng hợp) ký gửi các cơ quan theo quy định.
4. Kết thúc cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán.
Theo như quy định trên, việc xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng như sau:
- Hội đồng thẩm định tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
+ Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự
Đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
+ Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Kiểm toán nhà nước.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổng hợp) ký gửi các cơ quan theo quy định.
- Đoàn kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán khi kết thúc cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng có phải công khai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Công khai Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
2. Việc công khai Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước về công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán./.
Theo như quy định trên, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phải công khai Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?