Xe cứu thương có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không chở bệnh nhân không? Nếu không mà sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Xe cứu thương có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không chở bệnh nhân không?
Xe cứu thương có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không chở bệnh nhân không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:
Sử dụng xe ô tô cứu thương
1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó tại Điều 15 Nghị định 109/2009/NĐ-CP như sau:
Sử dụng tín hiệu ưu tiên
1. Xe được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ; việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của từng loại xe được quyền ưu tiên phải bảo đảm đúng quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định này.
2. Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của Nghị định này.
Theo quy đinh trên thì xe cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Như vậy, xe cứu thương không chở bệnh nhân nhưng đi đón người bệnh cấp cứu hoặc những nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thì được sử dụng tín hiệu ưu tiên.
Xe cứu thương có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không chở bệnh nhân không? (Hình từ Internet)
Tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định thì bị xử phạt hành chính theo điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo đó tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hành vi vi phạm của tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định cao nhất là 600.000 đồng (không bị xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt tài xế xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?