Ngày 7 2 2025 là mùng mấy tết? Ngày 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 7 2 2025 là thứ mấy?
Ngày 7 2 2025 là mùng mấy tết? Ngày 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 7 2 2025 là thứ mấy?
Dưới đây là lịch tháng 2 năm 2025:
Cụ thể, tháng 2 năm 2025 bắt đầu từ ngày 01/2/2025 (Thứ 7) nhằm ngày 4/1/2025 âm lịch và kết thúc vào ngày 28/1/2025 (Thứ sáu) nhằm ngày 1/2/2025 âm lịch.
Theo dân gian Việt Nam, Tết Âm lịch (Tết Nguyên Đán) thường có câu “Ba ngày Tết, bảy ngày Xuân”. Trong đó, Ba ngày Tết là chỉ mùng 1, 2, 3 và bảy ngày Xuân là chỉ mùng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Như vậy, ngày 7 tháng 2 năm 2025 dương là 10 tháng 1 năm 2025 âm. Ngày 7 2 2025 là thứ sáu.
Ngày 7 2 2025 là mùng 10 tết. Ngày 7 2 2025 còn là Ngày vía Thần Tài 2025 (mùng 10 tháng giêng hằng năm).
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày 7 2 2025 là mùng mấy tết? Ngày 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 7 2 2025 là thứ mấy? (Hình từ Internet)
Người dân được đốt vàng mã cúng Ngày vía Thần Tài hay không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cấm đốt vàng mã cúng ngày vía Thần Tài.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Như vậy, nếu việc thắp hương, đốt vàng mã vào ngày cúng ngày vía Thần Tài nếu không đúng nơi quy định người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Người dân được bắn pháo hoa loại nào vào Tết Âm lịch?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 7 2 2025 là mùng mấy tết? Ngày 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 7 2 2025 là thứ mấy?
- Cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà 2025 mới nhất? Cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà trên VNeID?
- Chương trình tọa đàm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 2025? Mẫu chương trình tọa đàm ngày 3 2 2025?
- Bộ tam sên là gì? Bộ tam sên gồm những gì? Cúng vía Thần tài dịp Tết có phải là mê tín dị đoan không?
- Lời chúc Ngày vía Thần tài cho khách hàng đối tác ý nghĩa? Tiệm vàng có được bán vàng miếng trong ngày vía Thần Tài hay không?