Vốn góp xác lập tư cách thành viên là gì? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu khi tham gia ngân hàng hợp tác xã?
Vốn góp xác lập tư cách thành viên là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp do Đại hội thành viên quyết định để xác lập tư cách thành viên tại ngân hàng hợp tác xã.
3. Vốn góp thường niên là số vốn hằng năm mà thành viên phải góp để duy trì tư cách thành viên tại ngân hàng hợp tác xã.
4. Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo toàn) là quỹ tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân) thuộc sở hữu chung của các thành viên trên cơ sở phí trích nộp của ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, đặt tại ngân hàng hợp tác xã, do ngân hàng hợp tác xã quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp do Đại hội thành viên quyết định để xác lập tư cách thành viên tại ngân hàng hợp tác xã.
Vốn góp xác lập tư cách thành viên là gì? (hình từ internet)
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu khi tham gia ngân hàng hợp tác xã là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định cụ thể như sau:
Vốn góp
1. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên được góp bằng đồng Việt Nam.
3. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.
4. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng. Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
5. Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Như vậy, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng.
Quyền của thành viên ngân hàng hợp tác xã được quy định như thế nào?
Quyền của thành viên ngân hàng hợp tác xã được quy định tại Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
(1) Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, biểu quyết về nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
(2) Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
(3) Gửi tiền; vay vốn; chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
(4) Hưởng phúc lợi của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
(5) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
(6) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát giải trình về hoạt động.
(7) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
(8) Chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(9) Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(10) Ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân; thành viên là pháp nhân góp vốn khác ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã.
(11) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2? Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?
- Cơ quan quản lý thu là gì? Khi nộp thuế điện tử trên trang thuế điện tử của Tổng cục Thuế, có phải chọn tên cơ quan quản lý thu?
- Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?
- Điểm mới của vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132 là gì theo quy định hiện nay?
- Tăng hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đối với trường hợp nào trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?