Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng số tiền do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng số tiền do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Nguyên tắc bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Nguyên tắc bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý vốn chủ sở hữu
1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
2. Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định pháp luật trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định.
- Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
>>> Xem thêm:
Tổng hợp quy định về doanh nghiệp bảo hiểm Tải
Tổng hợp quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?
- Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào? Hạn nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào theo quy định?
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?