Viết bài văn nghị luận về tuổi trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chọn lọc, hay nhất?
Viết bài văn nghị luận về tuổi trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chọn lọc, hay nhất?
Xem thêm: Lịch âm 2025, lịch dương 2025
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. "Viết bài văn nghị luận về tuổi trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" là một chủ đề phản ánh trách nhiệm và vai trò to lớn của thanh niên trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống.
DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC:
MẪU 01 - BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tinh thần quý báu, là niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa không chỉ là trách nhiệm của thế hệ đi trước mà còn là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trước hết, tuổi trẻ chính là lực lượng chủ chốt trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Sự năng động, sáng tạo và khả năng tiếp thu cái mới của thế hệ trẻ là yếu tố quyết định trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống. Tuổi trẻ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của những di sản văn hóa mà cha ông để lại, từ phong tục, tập quán, đến ngôn ngữ, nghệ thuật, lễ hội. Những giá trị này không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là yếu tố giúp mỗi cá nhân gắn kết với cội nguồn, với cộng đồng. Chính vì vậy, việc học hỏi và truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc là nhiệm vụ cần được chú trọng trong môi trường giáo dục và trong từng hành động, lời nói của tuổi trẻ. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là bảo thủ, chỉ giữ lại những gì đã cũ kỹ, lỗi thời. Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm sáng tạo trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống để chúng trở nên gần gũi và phù hợp với thời đại. Việc ứng dụng công nghệ trong việc lưu giữ văn hóa dân tộc, sáng tạo các sản phẩm văn hóa mới mang đậm dấu ấn dân tộc nhưng không thiếu tính hiện đại là một ví dụ điển hình. Các lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, thời trang, ẩm thực có thể kết hợp giữa truyền thống và xu hướng hiện đại, tạo ra những giá trị mới mẻ, hấp dẫn mà vẫn giữ được cốt lõi bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng cần chủ động tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Việc tham gia các lễ hội truyền thống, các phong trào văn hóa, bảo vệ di tích lịch sử, hay khôi phục các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian chính là cách thức để thế hệ trẻ trực tiếp góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những hành động nhỏ này tuy không phải lúc nào cũng được ghi nhận ngay lập tức, nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là trong việc giáo dục thế hệ sau về tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình phát huy bản sắc văn hóa, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động không nhỏ đến các giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm văn hóa ngoại lai đôi khi đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, khiến giới trẻ dễ dàng quên đi những giá trị văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc kết hợp giữa bảo tồn và phát triển là một thách thức lớn, yêu cầu sự sáng tạo, đổi mới không ngừng và một tầm nhìn chiến lược. Chính tuổi trẻ là lực lượng nắm trong tay sức mạnh của công nghệ và khả năng thay đổi, nên chính họ cần làm gương mẫu trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị ấy. Tóm lại, tuổi trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Để thực hiện điều này, thế hệ trẻ cần nâng cao nhận thức, kết hợp giữa bảo vệ truyền thống và sáng tạo để tạo ra những giá trị văn hóa mới, phù hợp với thời đại. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để thể hiện tình yêu, lòng tự hào với dân tộc, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. |
MẪU 02 - BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",.... Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước. Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay. Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. |
MẪU 03 - BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
Việt Nam là đất nước xinh đẹp giàu lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta cần tự hào bởi đó là công sức xây dựng, hi sinh của bao thế hệ đi trước. Ngày nay, nước ta có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia hoặc di sản văn hóa thế giới, chính vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa này. Di sản văn hóa chính là những nét đẹp của thiên nhiên hoặc nét đẹp đặc trưng của một nền văn hóa nào đó đã được công nhận và vinh danh. Di sản văn hóa là một trong những giá trị tốt đẹp nhất của quốc gia, chúng ta cần biết trân trọng, giữ gìn và quảng bá nhiều hơn nữa những di sản này đến với bạn bè quốc tế. Di sản văn hóa là những nét đặc trưng nhất của quốc gia, giúp cho đất nước của ta không bị nhầm lẫn với bất cứ một vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn mang lại giá trị kinh tế cho con người, cho địa phương và cho cả dân tộc. Từ những vai trò to lớn trên, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa xung quanh mình cũng như của đất nước để chúng mãi xinh đẹp sống cùng thời gian. Ngoài ra giới trẻ chúng ta cần tích cực quảng bá những nét đẹp của di sản văn hóa đến với bạn bè năm châu để mở rộng bản đồ Việt Nam trên thế giới. Chúng ta - những người chủ nhân tương lai của đất nước hãy luôn trân trọng vẻ đẹp của quốc gia mình, đồng thời nỗ lực trau dồi cho bản thân những kiến thức quan trọng để kiến thiết nước nhà ngày càng vững mạnh hơn. Bên cạnh đó ta cũng cần phê phán những con người sống vô trách nhiệm, chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc hoặc thậm chí dửng dưng, không quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc mà mải mê chạy theo những giá trị văn hóa phương Tây hiện đại,… Quê hương chỉ có một, ta cũng chỉ được sống một lần trên đời, hãy sống với tinh thần cống hiến, lòng yêu nước để giúp cho đất nước ngày càng hưng thịnh hơn, xứng đáng với công lao của bao thế hệ đi trước. |
*Lưu ý: Mẫu bài văn nghị luận về tuổi trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chỉ mang tính chất tham khảo!
Thế hệ trẻ, với năng lượng và sự sáng tạo, có khả năng kết hợp giữa bảo vệ di sản văn hóa dân tộc và hòa nhập với xu thế toàn cầu. Thực hiện điều này không chỉ giúp duy trì bản sắc dân tộc mà còn góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, giàu bản sắc.
Viết bài văn nghị luận về tuổi trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chọn lọc, hay nhất? (Hình ảnh Internet)
Nghị luận văn học là gì?
Nghị luận văn học là dạng bài yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm, thái độ và góc nhìn của bản thân về các tác phẩm văn học. Thông qua những lí lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, có thể khám phá thế giới nội tâm sâu bên trong của tác giả, thể hiện mức độ cảm thụ đối với văn học đồng thời tìm ra được những giá trị thuyết phục người khác tán thành quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Hướng dẫn 04-HD/TW một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ra sao? Tải về Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024?
- Xe máy đi ngược chiều 2025 bị phạt 14 triệu đồng khi nào? Xe máy đi ngược chiều bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngày xuất ngũ năm 2025? Đi nghĩa vụ 2025 về được bao nhiêu tiền?
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?