Phương thức nghị luận là gì? Ví dụ về phương thức nghị luận? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Phương thức nghị luận là gì? Ví dụ về phương thức nghị luận?
Phương thức nghị luận là cách trình bày quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề bằng cách lập luận, đưa ra dẫn chứng, phân tích và thuyết phục người đọc/người nghe. Đây là phương thức thường được sử dụng trong văn nghị luận, bài phát biểu, tranh luận, bình luận…
Đặc điểm của phương thức biểu đạt nghị luận
- Có luận điểm rõ ràng: Đây là ý kiến, quan điểm chính mà bài viết muốn khẳng định hoặc bác bỏ.
- Sử dụng lý lẽ và dẫn chứng: Lập luận phải hợp lý, có dẫn chứng cụ thể (sự kiện, số liệu, trích dẫn…) để tăng tính thuyết phục.
- Lập luận chặt chẽ, logic: Ý kiến phải có sự phân tích, so sánh, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
- Ngôn ngữ giàu sức thuyết phục: Sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, tránh cảm xúc cá nhân quá mức.
Ví dụ về phương thức biểu đạt nghị luận?
Ví dụ 1: Nghị luận về lòng hiếu thảo
" Lòng hiếu thảo là đức tính cao quý, thể hiện qua sự yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ. Người con hiếu thảo luôn quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi già yếu và luôn hành động để cha mẹ vui lòng. Nếu ai cũng sống có hiếu, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Ngược lại, những người vô ơn với cha mẹ sẽ khó nhận được sự tôn trọng từ người khác."
Ví dụ 2: Nghị luận về vai trò của tinh thần đoàn kết
" Tinh thần đoàn kết giúp con người gắn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn và đạt được những mục tiêu lớn. Trong lịch sử, chính nhờ đoàn kết mà dân tộc ta đã chiến thắng ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc sống hiện đại, đoàn kết giúp tập thể vững mạnh, công việc đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện tinh thần đoàn kết, biết sẻ chia và hợp tác để cùng phát triển."
Ví dụ 3: Nghị luận về vai trò của sự tự tin
" Tự tin là yếu tố quan trọng giúp con người phát triển bản thân và đạt được thành công. Khi tự tin, chúng ta dám bày tỏ ý kiến, chấp nhận thử thách và không ngại thất bại. Những người tự tin thường dễ gây ấn tượng tốt, có nhiều cơ hội trong học tập và công việc. Tuy nhiên, tự tin cần đi đôi với năng lực thực sự, tránh tự cao tự đại. Vì thế, mỗi người cần rèn luyện sự tự tin bằng cách trau dồi kiến thức và trải nghiệm thực tế."
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Phương thức nghị luận là gì? Ví dụ về phương thức nghị luận? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì? (hình từ internet)
Ngoài phương thức nghị luận thì phương thức biểu đạt còn những phương thức nào?
Theo khoản 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích thuật ngữ
a) Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình
- Giao tiếp đa phương thức: hình thức giao tiếp sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, không chỉ phương tiện ngôn ngữ mà cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Kiểu văn bản: các dạng văn bản dùng trong viết, được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,...
- Loại văn bản (type): các văn bản có cùng mục đích giao tiếp chủ yếu, bao gồm: văn bản văn học (bộc lộ, giãi bày tình cảm), văn bản nghị luận (thuyết phục), văn bản thông tin (thông báo, giao dịch,...).
- Loại văn học (genre): loại hình văn bản văn học, gồm: truyện, thơ, kịch, kí.
- Năng lực ngôn ngữ: khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe.
- Năng lực văn học: một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học.
...
Như vậy, ngoài phương thức nghị luận, thì phương thức biêu đạt còn có các phương thức tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm,...
Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Theo Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông
1. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
...
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn Diêm Vương là hạn gì? Cúng giải hạn Diêm Vương có phải mê tín dị đoan? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải hạn bị phạt bao nhiêu?
- Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mới nhất 2025 ra sao?
- Mẫu lời chúc sinh nhật bản thân tạo động lực, khích lệ? Có được nghỉ phép hưởng nguyên lương vào ngày sinh nhật?
- Mẫu văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bạn cùng bàn? Quy định về những phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp?
- Link điều tra dư luận xã hội về dạy thêm học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT? Đối tượng, thời gian điều tra thế nào?