Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
- Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện chức năng gì?
- Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
- Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có năng lực và uy tín như thế nào?
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện chức năng gì?
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1428/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức Viện
1. Lãnh đạo Viện:
a) Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
Viện trưởng điều hành hoạt động của Viện, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Viện;
b) Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm và thực hiện chức năng điều hành hoạt động của Viện, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Viện.
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1888/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 như sau:
Chức danh lãnh đạo viện trực thuộc Bộ
1. Viện trưởng
a) Là nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng tiến sĩ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Đã là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, Tỉnh trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị;
d) Thành thạo một ngoại ngữ thông dụng;
đ) Có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên;
e) Đã làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc quản lý khoa học, đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị nghiên cứu khoa học hoặc quản lý khoa học cấp vụ, cấp viện trở lên.
2. Phó viện trưởng
a) Là nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với nhiệm vụ được giao. Đã là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, Tỉnh trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ bậc 4 hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên;
e) Đã làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc quản lý khoa học, đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban trở lên.
Theo đó, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị.
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có năng lực và uy tín như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1888/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chung theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý
...
3. Về năng lực và uy tín
Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quan chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực và quy tín của Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn chung theo Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý như sau:
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ.
- Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ.
- Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quan chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?