Viên chức làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên hay không? Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên?
Viên chức làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đang là công chức.
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
3. Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13, để được bổ nhiêm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thì phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau đây:
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát;
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Đang là công chức;
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên, một trong những điều kiện để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân là phải đang làm công chức. Do đó, viên chức làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân thì không đáp ứng tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chị nhé.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân?
Tại Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát.
Trách nhiệm của viên chức khi làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014, viên chức khi làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân sẽ có những trách nhiệm sau đây:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?