Viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 thực hiện những nhiệm vụ gì? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT như sau:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
Nhiệm vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 như sau:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả của đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
Để được xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng 1 cần giữ chức danh viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 2 trong bao nhiêu lâu?
Yêu cầu để được xét thăng hạng viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT như sau:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia dựng phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Để được xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng 1 cần giữ chức danh viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 2 có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng).
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
Viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT như sau:
Kỹ thuật dựng phim hạng I
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện. Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.
Viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?