Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác muốn được bổ nhiệm vào chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng điều kiện gì?
- Viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác muốn được bổ nhiệm vào chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng điều kiện gì?
- Biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?
Theo Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đảm bảo những tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ;
- Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác muốn được bổ nhiệm vào chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên dịch viên hạng III - Mã số: V.11.03.09
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
...
Căn cứ quy định trên thì biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí việc làm;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
Như vậy, viên chức có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác muốn được bổ nhiệm vào chức danh biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau:
- Phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên;
- Hoặc phải có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí việc làm;
Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác muốn được bổ nhiệm vào chức danh biên dịch viên hạng 3 (Hình từ Internet)
Biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên dịch viên hạng III - Mã số: V.11.03.09
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật biên dịch, phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
c) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
...
Theo đó, biên dịch viên hạng 3 cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật biên dịch, phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
- Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?