Việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam sẽ do ai quyết định? Được thực hiện như thế nào?
Việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam sẽ do ai quyết định?
Theo khoản 1 Điều 41 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể
1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội được đưa ra thảo luận trong Ban Chấp hành để trình Đại hội Hiệp hội quyết định. Sau khi có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Nội vụ quyết định.
...
Căn cứ quy định trên thì việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam được đưa ra thảo luận trong Ban Chấp hành để trình Đại hội Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam quyết định.
Sau khi có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam về việc giải thể Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Nội vụ quyết định.
Như vậy, việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam sẽ do Bộ Nội vụ quyết định.
Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 41 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể
...
2. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc lập Hiệp hội mới sau khi đã có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Hiệp hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Theo đó, việc sáp nhập Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Cụ thể việc sáp nhập pháp nhân được quy định tại Điều 89 Bộ luật Dân sự 2015.
Cách giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội sáp nhập thế nào?
Theo khoản 3 Điều 44 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Giải quyết tài sản, tài chính khi Hiệp hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia tách
...
2. Giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội khi Hiệp hội hợp nhất:
a) Sau khi hợp nhất thành Hiệp hội mới, Hiệp hội cũ chấm dứt tồn tại, Hiệp hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà Hiệp hội cũ đang thực hiện;
b) Tài sản, tài chính của Hiệp hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho Hiệp hội mới.
3. Giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội khi Hiệp hội sáp nhập:
a) Hiệp hội được sáp nhập vào Hiệp hội khác thì tài sản, tài chính của Hiệp hội được sáp nhập chuyển giao cho Hiệp hội sáp nhập;
b) Hiệp hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có của Hiệp hội được sáp nhập, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện.
4. Giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội khi chia, tách:
a) Sau khi chia Hiệp hội, Hiệp hội bị chia chấm dứt hoạt động; quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho Hiệp hội mới theo quyết định chia Hiệp hội;
b) Sau khi tách, các Hiệp hội mới thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Theo đó, cách giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội sáp nhập như sau:
- Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam được sáp nhập vào Hiệp hội khác thì tài sản, tài chính của Hiệp hội được sáp nhập chuyển giao cho Hiệp hội sáp nhập;
- Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có của Hiệp hội được sáp nhập;
Đồng thời Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam sáp nhập chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào người lập di chúc cần phải có người làm chứng? Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng mới nhất là mẫu nào?
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hình thành trên cơ sở nào? Yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải được duy trì hoạt động liên tục hay không?
- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày nào? 08 yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước?
- Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng mới nhất là mẫu nào? Có được lập di chúc khi không có người làm chứng không?