Việc lục soát an ninh hàng không có được thực hiện đối với hàng hóa khi có thông tin về vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay không?
- Lục soát an ninh hàng không được hiểu như thế nào?
- Việc lục soát an ninh hàng không có được thực hiện đối với hàng hóa khi có thông tin về vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay không?
- Những người nào có thẩm quyền lục soát an ninh hàng không đối với hàng hóa khi có thông tin có vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay?
Lục soát an ninh hàng không được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Lục soát an ninh hàng không là việc kiểm tra chi tiết từng đồ vật, vị trí của đối tượng, người bị lục soát nhằm phát hiện, ngăn chặn vũ khí, chất nổ hoặc thiết bị, vật phẩm nguy hiểm khác để loại trừ yếu tố gây uy hiếp an ninh hàng không. Việc lục soát an ninh hàng không do người có thẩm quyền quyết định.
Việc lục soát an ninh hàng không có được thực hiện đối với hàng hóa khi có thông tin về vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Lục soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại địa bàn quản lý của cảng hàng không, sân bay thực hiện lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, hành khách, thành viên tổ bay, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, người có hành vi phát ngôn và hành lý của người đó.
4. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
5. Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn và hành lý, đồ vật của người đó.
6. Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
7. Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với hàng hóa khi có thông tin về vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay.
Lục soát an ninh hàng không (Hình từ Internet)
Những người nào có thẩm quyền lục soát an ninh hàng không đối với hàng hóa khi có thông tin có vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về lục soát an ninh hàng không
1. Người có thẩm quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không, đối tượng và phạm vi lục soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Người đứng đầu bộ phận kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này;
c) Người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, an ninh cơ động tại cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này.
2. Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay phải được thông báo người khai thác tàu bay, cảng vụ hàng không liên quan và chịu sự giám sát của Cảng vụ hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp thực hiện lục soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan có trách nhiệm cử nhân viên thợ kỹ thuật tàu bay tham gia, tư vấn trong quá trình lục soát an ninh tàu bay.
4. Đối với lục soát người phải đảm bảo nam lục soát nam, nữ lục soát nữ.
5. Việc lục soát an ninh hàng không phải được lập biên bản lục soát.
Như vậy, những người có thẩm quyền lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với hàng hóa có thông tin có vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay là người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối.
Những ai được miễn kiểm tra an ninh hàng không khi làm thủ tục bay?
Cấp lại thẻ an ninh hàng không dài hạn có cần Phiếu lý lịch tư pháp hay không? Trách nhiệm của cơ quan cấp thẻ an ninh hàng không dài hạn là gì?
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?
Bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh là gì? Tàu bay bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào? Thể thức bay ép tàu bay vi phạm ra sao?
Pin dự phòng bao nhiêu mAh thì được mang lên máy bay? Quy chuẩn của pin lithium có áp dụng đối với pin dự phòng không?
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?