Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
- Tại cảng hàng không khi phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thì thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không hay không?
- Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
- Trong kiểm soát an ninh hàng không thì các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không cần làm gì?
Tại cảng hàng không khi phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thì thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không hay không?
Tại cảng hàng không khi phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thì thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không được quy định tại Điều 9 Nghị định 92/2015/NĐ-CP như sau:
Lục soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại địa bàn quản lý của cảng hàng không, sân bay thực hiện lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, hành khách, thành viên tổ bay, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, người có hành vi phát ngôn và hành lý của người đó.
4. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
5. Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn và hành lý, đồ vật của người đó.
6. Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
7. Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tại cảng hàng không khi phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thì thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan được quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2015/NĐ-CP như sau:
Quy định về lục soát an ninh hàng không
...
2. Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay phải được thông báo người khai thác tàu bay, cảng vụ hàng không liên quan và chịu sự giám sát của Cảng vụ hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp thực hiện lục soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan có trách nhiệm cử nhân viên thợ kỹ thuật tàu bay tham gia, tư vấn trong quá trình lục soát an ninh tàu bay.
4. Đối với lục soát người phải đảm bảo nam lục soát nam, nữ lục soát nữ.
5. Việc lục soát an ninh hàng không phải được lập biên bản lục soát.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay phải được thông báo người khai thác tàu bay, cảng vụ hàng không liên quan và chịu sự giám sát của cảng vụ hàng không.
Trong kiểm soát an ninh hàng không thì các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không cần làm gì?
Trong kiểm soát an ninh hàng không thì các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không được quy định tại Điều 13 Nghị định 92/2015/NĐ-CP như sau:
Kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi
1. Hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục trước khi được đưa lên tàu bay; trường hợp phát hiện hàng hóa, bưu gửi đã qua soi chiếu có dấu hiệu bị can thiệp trái phép thì phải được kiểm tra, soi chiếu lại.
2. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
3. Kiểm tra, soi chiếu, lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về ngoại giao, lãnh sự.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong kiểm soát an ninh hàng không thì các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không cần thực hiện các biên pháp nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?