Việc lập quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị phải đáp ứng được những yêu cầu nào theo quy định?
Việc lập quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quy chế quản lý kiến trúc
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật Kiến trúc 2019;
b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
...
Theo quy định nêu trên thì việc lập quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;
- Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
Việc lập quy chế quản lý kiến trúc cho các đô thị phải đáp ứng được những yêu cầu nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị có quy định về việc bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quy chế quản lý kiến trúc
...
3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
...
Theo đó, quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị là một trong những nội dung của quy chế quản lý kiến trúc.
Như vậy, quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị có quy định về việc bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị.
Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định việc lập quy chế quản lý kiến trúc như sau:
Lập quy chế quản lý kiến trúc
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy chế quản lý kiến trúc.
2. Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc:
a) Điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực, quy hoạch, thiết kế đô thị (nếu có) và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc;
b) Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc;
c) Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế quản lý kiến trúc. Thời gian lấy ý kiến tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
3. Hồ sơ trình thẩm định quy chế quản lý kiến trúc gồm:
a) Tờ trình;
b) Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc và phụ lục kèm theo (nếu có);
c) Thuyết minh về các nội dung đề xuất trong quy chế;
d) Báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và bản sao văn bản góp ý;
đ) Các văn bản pháp lý và tài liệu liên quan;
e) Dự thảo quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc.
Như vậy, các bước lập quy chế quản lý kiến trúc được quy định như sau:
Bước 1: Điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực, quy hoạch, thiết kế đô thị (nếu có) và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc;
Bước 2: Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc;
Bước 3: Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế quản lý kiến trúc. Thời gian lấy ý kiến tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?