Việc kê đơn thuốc cổ truyền có được phép giao cho người có trình độ cử nhân y học cổ truyền hay không?

Cho tôi hỏi đối với cử nhân y học cổ truyền đã có kinh nghiệm làm việc thì có được phép kê đơn thuốc cổ truyền hay không? Khi thực hiện kê đơn thuốc cổ truyền thì người kê đơn thuốc cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Hùng từ Cà Mau.

Thuốc cổ truyền là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 44/2018/TT-BYT giải thích về từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc thang là dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được thầy thuốc đóng gói theo liều sử dụng.
2. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc cổ truyền đã qua các công đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn theo phương pháp truyền thống hoặc hiện đại thuộc một trong các dạng bào chế: viên, nước, chè, bột, cao và các dạng khác.

Theo đó, thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được thầy thuốc đóng gói theo liều (thang) để sử dụng, thuốc cổ truyền còn được gọi là thuốc thang.

Việc kê đơn thuốc cổ truyền có được phép giao cho người có trình độ cử nhân y học cổ truyền hay không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về người được phép kê đơn thuốc cổ truyền như sau:

Người được kê đơn thuốc
1. Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề) được kê đơn thuốc thang, kê đơn kết hợp thuốc thành phẩm và thuốc thang:
a) Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;
b) Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;
c) Y sỹ y học cổ truyền;
d) Lương y.
2. Người được kê đơn thuốc dược liệu:
a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này;
b) Bác sỹ không thuộc chuyên khoa y học cổ truyền;
c) Y sỹ đa khoa.
3. Người được kê đơn thuốc thành phẩm:
a) Các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Lương y.
4. Người có chứng chỉ hành nghề bài thuốc gia truyền chỉ được kê đơn bài thuốc gia truyền đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.

Theo quy định thì người được phép kê đơn thuốc cổ truyền gồm những đối tượng sau:

- Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;

- Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;

- Y sỹ y học cổ truyền;

- Lương y.

Như vậy, việc kê đơn thuốc cổ truyền có thể được thực hiện bởi cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ. Đối với những người có trình độ cử nhân y học cổ truyền nhưng chưa thông qua đầo tạo thì không được phép kê đơn thuốc.

Việc kê đơn thuốc cổ truyền có được phép giao cho người có trình độ cử nhân y học cổ truyền hay không?

Việc kê đơn thuốc cổ truyền có được phép giao cho người có trình độ cử nhân y học cổ truyền hay không? (Hình từ Internet)

Khi kê đơn thuốc cổ truyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu như sau:

Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.
3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.
4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
5. Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BYT) thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.
6. Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

Từ quy định trên thì khi kê đơn thuốc cổ truyển cho bệnh nhân cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

- Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.

- Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.

- Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.

- Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.

- Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

Thuốc cổ truyền Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc cổ truyền
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc thì sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Muốn kinh doanh thuốc cổ truyền cần đáp ứng những điều kiện gì và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Vị thuốc A giao có được liệt kê vào danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu hay không? Vị thuốc A giao được chế biến thế nào?
Pháp luật
Trong phát triển công nghiệp dược việc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có được ưu tiên không?
Pháp luật
Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc và biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm thu hồi vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc triển khai thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Lô vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền bị thu hồi được phép khắc phục hoặc tái xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền và áp dụng dược điển cập nhật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có tổi thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc cổ truyền
963 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc cổ truyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào