Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Cho tôi hỏi việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào? Khi nào thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị? Câu hỏi của chị N.T.Q từ Tiền Giang.

Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Hình thức giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bưu chính 2010 như sau:

Giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Thương lượng giữa các bên;
b) Hoà giải;
c) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
2. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Trọng tài hoặc Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

(1) Thương lượng giữa các bên;

(2) Hoà giải;

(3) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Bên khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi nào?

Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Bưu chính 2010 như sau:

Khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
...
2. Việc khiếu nại quy định tại khoản 1 điều này phải được lập thành văn bản. Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
a) 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận;
b) 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
a) Không quá 02 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 điều này, bên nhận khiếu nại phải giải quyết khiếu nại và thông báo cho bên khiếu nại biết; trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 điều này mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giá trị.

Như vậy, theo quy định, bên khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi:

(1) Quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời;

(2) Bên khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại.

Khi nào thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị?

Yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Bưu chính 2010 như sau:

Khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
...
2. Việc khiếu nại quy định tại khoản 1 điều này phải được lập thành văn bản. Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
a) 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận;
b) 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
a) Không quá 02 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 điều này, bên nhận khiếu nại phải giải quyết khiếu nại và thông báo cho bên khiếu nại biết; trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 điều này mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giá trị.

Như vậy, yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị khi việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn khiếu nại quy định.

Dịch vụ bưu chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính phí gửi bưu điện VNPost đơn giản? Tra cứu đơn hàng VNPost online trên website như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Việt Nam ra nước ngoài có thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT không?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu báo cáo nghiệp vụ bưu chính? Gửi báo cáo nghiệp vụ bưu chính về địa chỉ nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng là gì? Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại đâu?
Pháp luật
Dịch vụ bưu chính công ích là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện như thế nào? Do ai hỗ trợ và chỉ định?
Pháp luật
Hiểu như thế nào về dịch vụ bưu chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính? Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ bưu chính KT1 là gì? Việc bảo đảm an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 được quy định thế nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm những thành phần nào? Doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng này có quyền gì?
Pháp luật
Trong năm 2023 sẽ xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính trực tuyến đúng không? Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của lĩnh vực Bưu chính ra sao?
Pháp luật
Trong việc cung cấp dịch vụ Mạng bưu chính KT1 thì Cục Bưu điện Trung ương có những quyền và nghĩa vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ bưu chính
485 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ bưu chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào