Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có phải thực hiện thông báo giá cước dịch vụ bưu chính không?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện thông báo giá cước dịch vụ bưu chính trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có phải thực hiện thông báo giá cước dịch vụ bưu chính không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Bưu chính 2010 về giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
Giá cước dịch vụ bưu chính
1. Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính gồm:
a) Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường;
b) Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
2. Giá cước dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định theo quy định của Luật này và pháp luật về giá.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước;
b) Đăng ký, kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá;
c) Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính;
d) Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính.
Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm phải thông báo giá cước các dịch vụ bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện thông báo giá cước dịch vụ bưu chính trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Tại Điều 15d Nghị định 47/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
...
15d. Thông báo giá cước dịch vụ bưu chính
...
5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu;
b) Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.
6. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có quyền cung ứng dịch vụ bưu chính theo giá cước đã thông báo;
b) Có trách nhiệm thông báo giá cước trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày giá cước có hiệu lực đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại khoản 3 Điều này; thực hiện đúng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của giá cước đã công khai, thông báo;
c) Chấp hành việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thông báo giá cước dịch vụ bưu chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giá cước có hiệu lực đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải thực hiện đúng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của giá cước đã thông báo, công khai.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 15/2020/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi v phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
Vi phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quy định giá cước dịch vụ bưu chính không đúng thẩm quyền;
b) Không thông báo giá cước dịch vụ bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
d) Không thực hiện việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;
đ) Không thực hiện một trong các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
e) Không thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.
g) Áp dụng giá cước không đúng với giá cước các dịch vụ bưu chính như đã đăng ký hoặc kê khai hoặc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên là mức xử phạt đối với tổ chức, với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?