Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo phương thức nào?
- Những vị trí công tác nào tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi?
- Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo phương thức nào?
- Viên chức được cử đi biệt phái thì có thực hiện chuyển đổi vị trí công tác không?
Những vị trí công tác nào tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi như sau:
Danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi
Cán bộ, công chức, viên chức các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có vị trí công tác sau đây phải định kỳ chuyển đổi:
...
2. Tại các Vụ Thanh tra, Cục Chống tham nhũng và các Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực:
a) Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân tại các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Công tác kế toán, tài vụ; mua sắm tài sản công tại Cục (đối với các Cục được giao dự toán riêng).
3. Tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ:
a) Công tác quản lý tài chính, kế toán, tài vụ;
b) Công tác quản lý mua sắm tài sản công;
c) Công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
d) Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
4. Tại các đơn vị sự nghiệp:
a) Công tác kế toán - tài vụ, mua sắm tài sản công; quản lý xây dựng cơ bản;
b) Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức;
c) Công tác quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ của Trường Cán bộ Thanh tra.
5. Cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn, công tác nghiệp vụ kế toán làm việc chuyên trách tại các Ban quản lý dự án có vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Như vậy, theo quy định thì những vị trí công tác tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi gồm:
(1) Công tác kế toán - tài vụ, mua sắm tài sản công; quản lý xây dựng cơ bản;
(2) Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức;
(3) Công tác quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ của Trường Cán bộ Thanh tra.
Những vị trí công tác nào tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi? (Hình từ Internet)
Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về phương thức và hình thức thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương thức và hình thức thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Phương thức định kỳ chuyển đổi vị trí công tác:
a) Chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, quản lý;
b) Chuyển đổi vị trí công tác giữa các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cùng vụ, cục, đơn vị;
c) Chuyển đổi vị trí công tác giữa các vụ, cục, đơn vị trong Thanh tra Chính phủ.
2. Hình thức định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện bằng văn bản của người có thẩm quyền:
a) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ vụ, cục, đơn vị được thực hiện bằng hình thức thông báo điều động chuyển đổi vị trí công tác;
b) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức giữa các vụ, cục, đơn vị được thực hiện bằng hình thức Quyết định điều động chuyển đổi vị trí công tác.
Như vậy, theo quy định thì việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo các phương thức sau:
(1) Chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, quản lý;
(2) Chuyển đổi vị trí công tác giữa các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cùng vụ, cục, đơn vị;
(3) Chuyển đổi vị trí công tác giữa các vụ, cục, đơn vị trong Thanh tra Chính phủ.
Viên chức được cử đi biệt phái thì có thực hiện chuyển đổi vị trí công tác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi
1. Những trường hợp sau đây đã đến thời hạn chuyển đổi nhưng chưa thực hiện chuyển đổi; việc chuyển đổi được thực hiện khi không còn lý do để chưa chuyển đổi:
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
c) Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc cử đi biệt phái;
d) Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức, viên chức nữ;
đ) Cán bộ, công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, trường hợp viên chức được của đi biệt phái thì chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
Việc chuyển đổi vị trí công tác sẽ được thực hiện khi viên chức hết thời hạn biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?